Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ở nơi em từng sinh sống em đã nhìn thấy hình ảnh bầu trời về đêm. trên trời có những ngôi sao lấp lánh chiếu sáng. mặt trăng tròn. lí do em thích hình ảnh đó là vì nó gợi em nhớ về những lúc em về quê ngoại
Ngày đầu tiên đi học
Mẹ dắt tay đến trường
Em vừa đi vừa khóc
Mẹ dỗ dành bên em
Ngày đầu tiên đi học
Em mắt ướt nhạt nhoà
Cô vỗ về an ủi
Chao ôi! Sao thiết tha
Khi đọc lại những câu trên mỗi chúng ta đều nhớ, hàng năm cứ đến độ thu sang đầu tháng 9, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, ngoài vườn hương thơm ngát, ong bướm bay rộn ràng, lòng em lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, lại xôn xao khó tả. Nhưng có lẽ ngày khai giảng đáng nhớ nhất chính là ngày em bước vào lớp 1. Tạm biệt những ngày tháng rong chơi tuổi thơ, chúng ta bắt đầu bước vào một hành trình mới trong cuộc đời của mình. Đến trường để học những nét chữ, phép toán đầu tiên.
Em vẫn nhớ hôm ấy – một buổi sớm mai có tia nắng lấp ló bên ô cửa sổ. Em phải cùng mẹ đến trường để tham dự lễ khai giảng năm học mới. Hôm đó em dậy sớm. có lẽ vì em thấy mình đã khôn lớn và một lý do quan trọng hơn nữa, đó là ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời của mình. Em mặc bộ đồng phục mới mà mẹ đã mua cho em và tự tay chuẩn bị cặp sách. Mẹ đeo cặp cho em, và hai mẹ con bước đi trên con phố nhỏ vào sáng mùa thu dịu mát. Đi trên con đường thân thuộc hàng ngày, mà trong lòng em không khỏi lo lắng, háo hức, nôn nao chờ đợi. Chờ đợi những gì mà em sắp sửa trải qua: đó là ngày đầu tiên dự buổi khai trường năm học mới.
Khi đến cổng trường, em cảm thấy rất ngạc nhiên vì khác xa với ngôi trường mẫu giáo, trường tiểu học có rất đông bạn nhỏ cũng được bố mẹ đưa đến trường. Những chị học sinh khối 4, 5 duyên dáng trong chiếc váy đồng phục, những anh chị khăn quàng đỏ thắm trên vai, em đặc biệt chú ý những bạn cùng lứa tuổi với em, áo quần tinh tươm rụt rè nắm lấy tay mẹ đến trường. Mẹ khẽ lay tay em và nói: “Đến trường rồi kìa con!”. Trường to lớn và đồ sộ hơn trường mẫu giáo nhiều. Trước cổng trường có một tấm bảng đề chữ màu xanh biển rất to: “Trường tiểu học Quang Trung”.
Bước vào cổng trường, có khoảng sân rộng đã đến trước cửa lớp. Em vẫn nhớ rất rõ là mình học lớp 1A do cô Phương làm chủ nhiệm lớp. Cô dìu tay em vào lớp và xếp chỗ ngồi. Em bịn rịn buông tay mẹ và chợt cảm giác hụt hẫng chiếm lấy trong long lúc ấy. Nhìn các bạn chung quanh mình trông ai cũng lạ lẫm.
Cô giáo yêu cầu phụ huynh ra về để lớp bắt đầu giờ học. Em chào mẹ qua cửa sổ. Có vài bạn khóc to lên gọi bố, gọi mẹ khi thấy bố mẹ ra về khiến em cũng cảm thấy mắt mình như nhòe ướt. Nắng ấp áp xuyên qua kẽ lá. Buổi lễ khai giảng đã bắt đầu.
Cô giáo dẫn chúng em xếp hàng theo từng tốp. Lễ khai giảng bắt đầu trong không khí trang trọng của nghi thức chào cờ. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới được kéo lên trong bài hát Quốc ca trầm hùng. Cô hiệu trưởng trang trọng đọc báo cáo và mục tiêu cho năm học mới. Cả trường vang vội tiếng vỗ tay. Đám học trò lớp 1 cũng bắt chước anh chị vỗ tay. Sự rụt rè dần tan biến. Giờ phút thiêng liêng đã đến. Cô hiệu trưởng đánh ba hồi trống khai giảng năm học mới. Chính tiếng trống ấy đã khởi đầu tương lai cho chúng em qua con đường học vấn và đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời mình.
Giờ đây, dù đã trải qua tám mùa khai giảng nhưng những kỉ niệm vẫn mãi đọng lại trong kí ức tuổi thơ của em về ngày đầu tiên đi học. Những khoảnh khắc đẹp về mái trường, thầy cô, những người bạn đầu tiên thời học sinh đã cho em thêm nhiều động lực để cố gắng học tập ngày càng tiến bộ hơn nữa.
tick nha
Tham khảo:
Ca dao, tục ngữ Việt Nam đã có những câu nói tôn vinh các thầy cô giáo như: “Không thầy đố mày làm nên”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn có một ngày lễ lớn dành để tri ân các thầy cô giáo - Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày Nhà giáo Việt Nam hay tên gọi đầy đủ của ngày lễ này là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây là một sự kiện được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 hằng năm. Vào ngày lễ này, các trường học trên khắp đất nước sẽ tổ chức lễ mít tinh để chào mừng.
Nguồn gốc của sự kiện này phải kể đến vào tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Sau ba năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có 15 chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.
Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Nhưng phải đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.
Đây là dịp để tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo. Những thế hệ học trò cũng như các bậc phụ huynh trên khắp cả nước có thể gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo của mình. Từ đó, các thầy cô sẽ có thêm niềm tin để tiếp tục sự nghiệp trồng người lớn lao của mình.
Quê hương hai tiếng gọi vốn thiêng liêng mà sâu sắc luôn in đậm vào trong tâm trí người dân chúng ta. Mỗi người sinh ra đều gắn bó với mảnh đất đất quê hương mình, với những cảnh sắc tươi đẹp của quê hương. Còn gì tuyệt vời hơn khi được tận hưởng ngắm nhìn cảnh đẹp trên quê hương thanh bình yên ả?
Ở mỗi vùng miền thì cảnh thiên nhiên quê hương lại mang những nét đẹp khác nhau, nhưng cảnh đẹp quê hương tôi lại đẹp như một bức tranh sơn dầu tuyệt đẹp,là chốn nghỉ ngơi yên bình,thơ mộng. Quê hương là nơi tôi sinh ta và lớn lên, nên tự bao giờ cảnh vật trên quê hương đã trở thành một phần không thể thiếu trong kí ức của tôi. Mỗi lần nhớ về quê thì những cảnh vật ấy lại luôn hiện ra trong tôi với những cảm xúc khác nhau gắn với những tuổi thơ yêu dấu. Dòng sông quê tôi hiền hòa thơ mộng, dài ngoằn nghèo như một con trăn khổng lồ đang ôm ấp xóm làng. Nước sông trong vắt như một chiếc gương khổng lồ in hình cả bầu trời trong xanh cao vời vợi. Hai bên bờ sông là những cây cổ thụ tỏa bóng mát. Nơi đây cũng là hóng mát của các bà các mẹ đang ngồi trò chuyện tâm sự. Trên cành cây à những chú chim chuyền từ cành này sang cành khác, ca hát líu lo tạo nên những bản giao hưởng tuyệt vời nghe thật vui tai.Không biết tự bao giờ dòng sông cũng là nơi để hò hẹn tâm sự của những đô nam nữ. Rồi những buổi chiều dòng sông lại là nơi đông đúc nhất. Những cô cậu học trò tinh nghịch ra sông tắm mát, nước sông hiền hòa như đang dang tay ôm ấp tôi vào lòng, rồi cũng có lúc chúng tôi lại cùng nhau ngồi bên bờ sông câu cá hay gấp những thuyền bằng lá tre thả trôi trên sông…
Tả cảnh đẹp quê hương em Mẫu 1
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng”
Khi lắng nghe đoạn thơ “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh, lòng tôi lại dạt dào, mến yêu hơn dòng sông quê. Có lẽ bởi nó đã trở thành cảnh đẹp của xứ sở in đậm trong tâm trí tôi.
Con sông có tự bao giờ, tôi cũng không biết nữa. Nó cứ lặng yên vắt qua cánh đồng quê tôi như một dải lụa đào mềm mại ai đánh rơi. Nước sông trong xanh, từ lâu đã trở thành điểm tụ tập lí tưởng của lũ trẻ chúng tôi vào những ngày hè nóng nực. Những rặng tre xanh mát đôi bờ khẽ buông mái tóc dài soi bóng xuống dòng nước với vẻ duyên dáng của người thiếu nữ. Giữa làn nước mát lành, từng đàn cá tung tăng bơi lội, “ngao du thiên hạ”, trông thật thích mắt. Cây cầu tre bắc qua bờ sông trông như một sợi chỉ kết nối đôi bờ. Dòng sông thân thuộc quá mà với tôi nó đẹp lạ thường, đó là món quà vô giá mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho người dân quê tôi.
Dòng sông thay đổi mình theo từng mùa. Có khi nó trầm tư phản chiếu bầu trời cao vời vợi, với những gợn sóng lăn tăn theo mãi vào bờ. Có khi sông giận dữ trở nặng phù sa đem nguồn nước tắm mát những bãi bồi, những triền đê xanh mướt. Có khi sông hiền hòa. Thỉnh thoảng, một chú cá nhỏ búng lên khỏi mặt nước như giỡn cùng gió mây khiến mặt nước chao động .Con sông quê tôi dường như cũng mang những xúc cảm buồn vui của con người vậy. Những hình ảnh đẹp tươi ấy cứ đi vào giấc mơ tôi, làm mạch nguồn trong lành tắm mát tâm hồn tôi khi còn thơ dại.
Con sông tự lúc nào đã gắn liền với cuộc sống của người dân quê tôi như máu thịt? Đó là niềm vui của bác thuyền chài khi kéo lên mẻ cá nặng. Dòng sông rộng lượng vun đắp cuộc sống còn khó nhọc của chúng tôi. Sông lại không biết mệt ngày đêm miệt mài dần dòng nước mát lành phủ xanh những cánh đồng bao la, những nương ngô biêng biếc. Nó như muốn góp sức mình giúp người dân quê tôi có cuộc sống ấm no từ những giọt mồ hôi, lam lũ. Còn với tôi, sông là người bạn thân thiết. Làm sao có thể quên được những buổi trưa hè, lũ chúng tôi trốn ngủ trưa, mò ra quãng sông mát rượi. Rồi “ùm...ùm” một loạt thi nhau nhảy xuống sông tắm, làm nước bắn tung tóe. Tiếng nói cười giòn tan khiến chú cò đậu trên cành tre giật mình, hoảng hốt bay đi. Sông ôm chúng tôi vào lòng như lòng mẹ vỗ về, che chở... Lũ trẻ chúng tôi vào những đêm trăng sáng thường kéo nhau ra bờ đê hóng gió. Trông xa, con sông như được dát những sợi vàng lóng lánh, làn nước phản chiếu bóng đêm huyền bí. Mảnh trăng tròn in bóng xuống lòng sông, mấy chú cá ngỡ chiếc bánh xúm lại, quẫy nước, làm vầng sáng vỡ tan trăm mảnh. Những gợn sóng đều đều cứ lăn mãi tới cuối chân trời. Tôi thấy lòng mình bình yên lạ.
Ngắm nhìn dòng sông quê thân thương, tôi thấy yêu hơn quê hương mình. Lòng thầm tự hào về sự giàu đẹp của con sông, người dân quê tôi cùng nhau bảo vệ con sông để dòng nước ngọt lành mãi phù sa bến bồi.
tham khảo:
Tuổi thơ em gắn liền với những phong cảnh làng quê yên bình đầm ấm. Em yêu quê em với rặng tre xanh rì rào trong gió, với cánh đồng lúa chín vàng hạt ngọc thiên nhiên, với con sông mang hồn quê chân chất bao năm chăm chút cho đồng ruộng. Trong tuổi thơ ấy, khung cảnh đêm trăng trung thu là em ấn tượng hơn cả.
Trời chiều dần lui xuống, cái ánh đỏ như thau đồng của mặt trời cuối ngày đi theo cơn gió heo may của mùa thu, nhường chỗ cho màn đêm thanh tĩnh. Không khí hơi lạnh, sương giăng mắc trên đường thôn ngõ xóm tạo thành một khung cảnh vừa huyền ảo lại vừa thơ mộng. Ông trăng tròn vành vạnh lên rồi! Tiếng trẻ con hát râm ran, ríu rít đâu đó vang lên làm giật mình chú chó nhỏ lười biếng đang ngủ say. Ánh trăng vàng chảy trên mọi nhành cây kẽ lá, khắp lành quê như khoác trên mình chiếc áo lộng lẫy của một người thiếu nữ xinh đẹp sắp sủa tham gia dạ hội. Ánh trăng tràn lên trên bờ đê, rặng tre xanh lúc này đã khoác lên chiếc áo đen huyền bí. Một vài đôi nam thanh nữ tú rủ nhau lên đê hóng gió, rồi đi chơi hội Trung thu, tiếng hát, tiếng cười cũng những lời đùa vang lên, xua đi cái tĩnh mịch thường ngày. Ôi, con sông thường ngày màu nước xanh trong đêm nay lung linh ánh sáng, trăng vàng tròn vành vạnh in bóng xuống lòng sông như đôi bạn tri kỉ hiểu thấu vẻ đẹp của nhau. Men theo con sông mềm mại ấy là cánh đồng lúa chín vàng ươm. Hương lúa ngào ngạt như hương đất ấm, hương sương thanh và cả hương mồ hôi mang bao vất vả khó nhọc. Em thấy thêm yêu hơn từng bông lúa cong cong như lưỡi liềm, yêu hơn những hạt ngọc trơi căng mẩy. Trên đường làng, thu hút sự chú ý của em là những bóng cây in trên con đường đất trông như một bức tranh mài điêu luyện mà tạo háo khéo léo vẽ lên. Đáng yêu hơn cả là tiếng côn trùng kêu rả rích vui tai, tiếng xe cô đi lại vẫn còn vang lên đâu đó xua đi cái yên ắng thường ngày. Nhà nhà, đèn điện sáng trưng chiếu sáng hẳn một vùng xung quanh. Những ánh đèn rung lên trong gió nhẹ như đang chơi trò nhảy đu thật ngộ nghĩnh.
Trên đường làng, từng đàn trẻ tung tăng nối đuôi nhau rước đèn. Hàng trăm ngọn nến lung linh. Đèn hình ông sao, hình con thỏ, con gà, con bướm, con chim, hình máy bay, trông thật vui mắt. Em thích nhất cái đèn ông sao của bạn Mai học cùng lớp được làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, xung quanh ngôi sao là vòng tròn viền tua giấy ngũ sắc. Khi thắp nến lên, đèn tỏa ánh sáng lung linh. Biết em thích, thỉnh thoảng bạn Mai lại đổi đèn cho em cầm một lúc. Tiếng hát xen lẫn tiếng trống ếch, trống cơm náo nức. Tại sân đình, chúng em được dự liên hoan văn nghệ và phá cỗ Trung thu; được nghe kể về sự tích tại sao chú Cuội lại phải mãi mãi ngồi dưới gốc đa trên cung Quảng. Đến tận gần đêm, khi ánh đèn dần tắt, tiêng người đi lại đã vãn và trăng cũng ngả về phía kia bầu trời, không khí mới lắng xuống. Trong thôn xóm lúc này chỉ còn hơi ấm thơm thơm từ cọng rơm tỏa lên.
Cuộc vui đã tàn, tiếng bước chân rậm rịch tỏa về khắp ngả. Chỉ một lát sau, làng em lại chìm trong vẻ êm đềm, tĩnh lặng quen thuộc của đêm quê. Trên cao, trăng vẫn rời rợi sáng. Những hàng cau, cây roưm, mái nhà… in bóng đen sẫm trên mặt đất. Tiếng bầy vạc ăn đêm gọi nhau văng vẳng, xa vời.
Trăng đêm nay sao mà đẹp quá! Trăng sáng trong chén trà của ông, trong mắt em trai và trong cả giấc mơ của những em bé nhỏ. Em ngồi bên cửa sổ ngắm trăng một lúc lâu mới đi ngủ. Cảnh đêm trăng trung thu đã in đậm trong tâm trí em và em vô cùng yêu quê em, nơi nuôi tâm hồn em khôn lớn.
“Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già, ôm một mối mơ. Lặng yên, ta nói Cuội nghe, ở cung trăng mãi làm chi?…” Lời bài hát vang lên thật dễ khiến hồn người xao động, nó gợi về những miền kí ức tuổi thơ, gợi về những đêm trăng trung thu sáng tròn vành vạnh. “Trung thu trăng sáng như gương”, thu về tiết trời trong và mát mẻ, tết trung thu quả thực là một tinh túy trời ban tới, là dịp cho trẻ em nô đùa náo nức, là ngày gia đình sum họp, thực là đầm ấm biết bao nhiêu!
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay...
Mỗi người đều có một quê hương. Quê hương ln sâu trong tâm trí chúng ta bởi những hình ảnh quen thuộc của đồng ruộng, luỹ tre, giếng nước, gốc đa, mái đình… Em yêu tất cả những gì đơn sơ mà đôn hậu của làng quê. Những đêm trăng sáng, khung cảnh quê hương em thật là thơ mộng.
Đêm rằm, trăng lên sớm lắm. Trăng vuốt ve đùa giỡn với những rặng tre xanh thẫm bao bọc quanh làng. Ánh trăng chênh chếch ln bóng những ngôi nhà, hàng cây trên mặt đất ẩm sương. Trăng soi sáng từng ngõ xóm. Càng lên cao, trăng càng sáng, vầng trăng tròn vành vạnh như chiếc đĩa bạc treo lơ lửng trên bầu trời đêm thăm thẳm lấp lánh muôn vạn vì sao.
Trên sân kho rộng rãi đầu làng, chúng em nối đuôi nhau chơi trò rồng rắn. Góc sân đằng kia, một tốp bạn gái chơi trò ú tim tìm bắt. Tiếng nói tiếng cười vang lên rộn rã. Mùi lúa chín thơm nồng toả lan trong đêm trăng sáng. Thảm rơm vàng êm ái như nâng đỡ bước chân tung tăng chạy nhảy của chúng em.
Trăng chiếu sáng khắp nơi. Trăng lung linh dát bạc trên dòng sông uốn khúc quanh làng. Trăng sóng sánh trong đôi thùng kĩu kịt trên vai chị gánh nước đêm. Trăng sà xuống lắng nghe câu chuyện làm ăn của con người. Trên chiếc chiếu hoa hay chiếc chõng tre đặt giữa sân, chén nước chè xanh ngào ngạt càng đậm đà nồng thắm hương vị quê hương. Cùng làn gió nồm nam mát rượi, ánh trăng làm dịu đi cái nóng đêm hè, lau khô những giọt mồ hôi vất vả lo toan trên gương mặt mẹ cha.
Trăng đêm nay sáng quá! Dưới ánh trăng, cảnh vật làng quê thật huyền ảo, nên thơ. Đêm khuya, trăng sáng, lòng em dậy lên tình yêu quê hương tha thiết.
Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm xong dưới làn nước trong vắt. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm. Cây phượng vĩ, cây xà cừ vươn mình lên để ngắm cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Buổi chiều vừa được trời đất ban tặng cho một trận mưa thoả thích, tôi đã say sưa ngủ một giấc dài. Bất chợt ánh vàng chiếu le lói trong mắt tôi. Tôi mở mắt ra thì trăng đã xuyên qua khung cửa sổ, đặt trên mình tôi những mảng sáng vuông nhỏ. Bây giờ có lẽ đã là nửa đêm.
Tôi ngồi bật dậy bước ra khu vườn nhỏ. Lắng nghe tiếng suối róc rách gần đó. Ánh vàng bừng lên lấp loá ở ngọn cây, từng dòng trăng vàng rót xuống lớp lá non ướt óng ả. Ngước mắt nhìn lên tôi thấy vòm trời cao lồng lộng, cúi đầu nhìn xuống ánh trăng tràn trề trên mặt đất. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Hoa cau, hoa bưởi càng thêm nồng nàn dưới ánh trăng. Trăng chảy nhễ nhại trên tàu dừa, tàu lá chuối. Những chiếc lá mít, lá vải, lá nhãn... đung đưa muôn ngàn vẩy vàng, vẩy bạc. Bất giác tôi thốt lên thành tiếng: Đẹp! Đẹp quá!
Chỉ mới hôm qua thôi, tôi thấy ánh trăng còn khuyết, trông như con thuyền nan nhỏ giữa giải ngân hà. Vậy mà giờ đây ánh trăng tròn và sáng quá. Ánh sáng vàng tươi rải đều lên vật vật, tất cả nhuốm một ánh trăng vàng.
Tôi bước vội vào nhà và thầm nghĩ: "Cảm ơn trăng nhé! Bạn thật tuyệt vời. Giá ta và bạn luôn được ở bên nhau. Cảm ơn bạn, cảm ơn... cảm ơn".
Với thành tích học tập tốt, hè năm ngoái bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi biển Vũng Tàu diễm lệ và tràn đầy sức sống. Tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được sau một quá trình phấn đấu.Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành. Vừa đi đường, vừa ngắm cảnh, cuối cùng chúng tôi cũng đến biển. Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống làm tôi đứng mê mẩn quên cả lời mẹ dặn dò khi xuống tắm.Cái mùi mặn mặn của biển trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc tôi khiến tôi cảm thấy rất thích thú. Khi gia đình tôi nhận phòng, nhìn từ cửa sổ tầng năm tôi ngắm được toàn cảnh thành phố Vũng Tàu thân yêu, đây là một thành phố xinh đẹp và phát triển, đúng là một thành phố du lịch.Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như cá được gặp nước, tôi đã mong chờ giây phút này lâu lắm rồi!Bờ cát mềm mịn, mát lạnh khiến tôi có cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung. Bước ra xa một chút là bàn chân tôi đã chạm những ngọn sóng tràn bờ. Những ngọn sóng nghịch ngợm vỗ đến chân tôi từng đợt, từng đợt một.Nước biển mát vô cùng! Biển mênh mông vô tận. Biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đỏ, cái màu hồng nhạt,… thật đẹp, tôi sẽ gom chúng lại để về nhà làm vòng đeo hoặc trang trí căn phòng nhỏ.Phóng tầm mắt nhìn về bãi biển, những chiếc dù đủ màu nhìn sống động như những cây kẹo mút khổng lồ. Du khách về đây tắm biển rất đông, có cả du khách trong nước và du khách nước ngoài.Tất cả họ đều rất vui vẻ và thân thiện, dường như trở về đây để quên đi những mệt mỏi, để tận hưởng cuộc sống nên gương mặt ai cũng sảng khoái và vui vẻ.Trên bãi biển, du khách chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền, bóng nước. Xa xa, nhiều du khách đi thuyền buồm và lướt ván, những đứa trẻ thì xây lâu đài cát hoặc chạy nhảy tung tăng đùa với những con sóng. Cả gia đình tôi cùng nhau tắm biển, cùng nhau vui chơi thật vui vẻ.Đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngoài, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hoàng hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ.Biển chiều thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trên bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm thấy tiếc nuối. Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ thưởng cho tôi những chuyến du lịch tiếp theo. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim tôi như một kỉ niệm đẹp.
Hè vừa qua, trong chuyến ra thăm xứ Huế em đã được theo ba cùng đoàn tham quan đến khu lăng mộ triều Nguyễn.
Lần đầu tiên trong đời, em tận mắt thấy cảnh núi non trùng điệp trải dài đẹp như tranh vẽ, đến tận những rặng Trường Sơn xa mờ tít tắp.
Trước mặt em, lúc ấy, bóng dáng núi Ngự Bình hiện ra sừng sững. Ba em chỉ phía sau kia là cột cờ trước lầu Ngọ Môn. Ba bảo gọi tên là núi Ngự Bình vì núi như bức bình phong của kinh thành.
Xe cứ từ từ lên dốc, lăn bánh giữa những rặng thông xanh mướt. Mọi người trố mắt nhìn. Khu lăng mộ triều Nguyễn đây rồi. Phong cảnh nơi này thật đẹp. Trên đỉnh dốc nhìn xuống, một nhánh nhỏ sông Hương xanh ngắt trôi lững lờ. Trước hết, đoàn ghé Khiêm Lăng với đồi lớn đồi con bao quanh làm thành một bức tường vây bọc đầy bóng thông xanh. Tiếng gió thông vi vu, bất tận tạo nên một không gian tĩnh lặng thâm nghiêm cho nơi an nghỉ của vua Tự Đức.
Bước lên thềm cao, em cùng đoàn vào cổng lăng. Dọc hai bên sân rộng lót đá là hai hàng tượng trăm quan văn võ bằng đá bất chấp thời gian vẫn nín lặng đứng chầu. Qua sân là vào điện chính. Đó là một ngôi nhà nguy nga, dài rộng bên trong bày đủ các thứ bàn, giường, ghế sập gụ, tủ trà dát vàng khảm ngọc của vua dùng ngày trước.Sau đó là khu mộ nằm trong một vòng tường thành cao ngất có hai cánh cửa đóng nặng nề. Rẽ sang phải là một dòng suối chảy ra từ lòng đá. Đẹp và thơ mộng nhất là nhà thuỷ tạ nằm trên hồ sen đầy hoa nở.
Người thuyết minh cho biết khu lăng mộ đã xây dựng mất rất nhiều năm, tốn biết bao công sức và tiền của của nhân dân. Chính chốn này là nguồn gốc phát khởi hai câu ca dao:
Vạn niên là vạn niên nàoThành xây xương lính, hào đào máu dân.
Đến đây, em mới thấy được khối óc và bàn tay tài hoa của những người lao động Việt Nam, thấy được sự bóc lột tàn nhẫn của vua quan phong kiến và nỗi đau bất tận của dân làng thời ấy!
Đêm nay là ngày trăng rằm nên trăng rất sáng và tròn. Trăng đang trải những ánh vàng khắp không gian.
Ánh nắng chiều vừa tắt, chân trời phương đông ửng sáng, mặt trang từ từ nhô lên. Lát sau trăng lên cao dần, tròn vành vạnh và vàng óng như chiếc đĩa bạc to. Bầu trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như những viên ngọc quý vây quanh mặt trăng. Mây trăng lững lờ trôi. Thỉnh thoảng có những dải mây mỏng vắt ngang qua mặt trăng rồi dần đứt hẳn. Càng lên cao dường như mặt trăng càng nhỏ lại, sáng vằng vặc. Đưa mắt nhìn không gian xung quanh, đâu đâu cũng một màu vàng dịu mát, êm ái. Ánh sáng phủ lên thôn xóm, làng mạc, đồng ruộng. Ngoài trời gió thổi hiu hiu. Trong vườn, mấy khóm hoa nở trắng xóa, cỏ cây lay động xào xạc. Ánh trăng len lỏi soi vào những bụi cây. Bóng cây nghiêng mình soi xuống bức tường trước hiên nhà tạo nên bức tường hoa thật đẹp. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng mấy bạn hàng xóm thi nhau ca hát. Mấy cụ già ngồi trò chuyện, uống nước trà và ngắm trăng trên vỉa hè. Càng về khuya, cảnh vật càng tĩnh mịch, chỉ có những tiếng con trung hòa âm. Ánh trăng sáng đẹp cùng hơi sương ru ngủ muôn loài.
Đêm trăng đã để lại cho em ấn tượng về những cảnh đẹp quê hương. Em mong rằng quê hương mình mãi mãi có những đem trăng dịu hiền, tươi đẹp như thế.
GỢI Ý:
DÀN Ý:
Mở bài: Giới thiệu đêm trăng định tả ở đâu? Vào dịp nào?
Thân bài:
a) Tả bao quát:
b) Tả chi tiết:
-vẻ đẹp của cảnh vật dưới đêm trăng.
Khi màn đêm buông xuống , bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp làng xóm
. Những ngôi sao hiện lên mờ ảo rồi sau đó rõ dần - Vẻ đẹp của trăng khi mới xuất hiện, khi trăng đã lên cao.
- Cảnh vật đêm trăng, mặt đất(một màu đen xám xit)
con sông(lấp loáng bóng trăng )
, mặt hồ (lăn tăng gợn sóng nước ,
cây cối( cỏ cây hoa lá lặng im)
con người (chẩn bị ngắm trăng
con vật( cất tiếng kêu ra rả ),
gió(tổi mát lạhj dìu dịu
- Vẻ đẹp của trăng khi trời đã về khuya.
-Trả em đón trung thu khi ánh trăng vừa vắt qua hàng cây
-tạo nen 1 bức tranh tuyệt đẹp
Kết bài: suy nghĩ của em về đêm trăng đẹp.
(đêm trăng sao mà đẹp quá
Em luôn thích ngắ trăng cùng với gia đình vào dêm trung thu)