K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2017

Trước tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, lũ lụt xảy ra liên miên, nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương vẫn “thi nhau” phá rừng phòng hộ ven biển để khai thác ti-tan, đẩy mạnh khai thác các loại khoáng sản, lâm sản… xuất khẩu tài nguyên thô ra nước ngoài. Một số người cho rằng, một phần “lớn” là tại chúng ta, đã nhiều năm giáo dục thế hệ trẻ nhận thức không đúng về thực trạng tài nguyên đất nước. Họ dẫn ví dụ: Nước Nhật giáo dục con em họ rằng - đất nước Nhật nghèo tài nguyên, vì vậy mà chuyên cần học tập, khi lớn lên thì cố gắng và sáng tạo trong nghiên cứu đổi mới công nghệ. Còn nước ta thì lại nói với con em rằng - Việt Nam “rừng vàng, biển bạc”, làm thế hệ trẻ có tâm lý ỷ lại, thiếu cố gắng. Khi thành người lớn rồi, mà nhiều người cũng chỉ biết dựa vào “đào bới, chặt hạ” thiên nhiên... Vịnh Hạ Long. Ảnh minh họa/internet. Vậy thực chất vấn đề ra sao? Chúng ta đều biết rằng, một trong những nhiệm vụ của người lớn, của các nhà giáo dục là giúp cho thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về đất nước mình, về cuộc sống. Từ đó hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. “Rừng vàng, biển bạc” là câu nói quen thuộc của người xưa, chỉ sự giàu có, quý giá của thiên nhiên đất nước. Danh nhân Nguyễn Công Trứ đã có dụng ý khi đặt tên hai vùng đất mới do ông tổ chức khai khẩn lập nên là Tiền Hải (Biển Bạc) và Kim Sơn (Núi Vàng). Trong cách gọi ấy đã chất chứa tình yêu, niềm tự hào đối với giang sơn gấm vóc! Chẳng có gì sai khi chúng ta nói với con em mình rằng: Tổ quốc ta “rừng vàng, biển bạc”? Việt Nam có đường bờ biển dài gần 3.500km, hàng triệu km2 thềm lục địa, hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Có nhiều sản vật quý. Núi rừng chiếm đến 40% diện tích, với những cánh rừng nguyên sinh, hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú. Nguồn tài nguyên khoáng sản của chúng ta cũng rất dồi dào, nhiều chủng loại, trải dài từ Bắc chí Nam… Cung cấp cho thế hệ trẻ những tri thức đúng đắn về đất nước, để các em yêu quý, tự hào, có ý thức giữ gìn bảo vệ, phát triển là đạo lý, là nhiệm vụ của các nhà giáo dục. Nếu ai đó nói rằng đất nước ta khô cằn, xơ xác hóa ra chẳng là xuyên tạc, thiếu trung thực hay sao? Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần phát biểu về đất nước Việt Nam “rừng vàng, biển bạc”. Người nói nước ta “rừng vàng, biển bạc”, nhằm khẳng định những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. “Nước ta có “rừng vàng, biển bạc”, nhân dân ta cần cù” (Bài nói tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 28-11-1959). “Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt; Rừng vàng, biển bạc đất phì nhiêu…” (Bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa 3 ngày 16-4-1962). Đặc biệt, khi nói “rừng vàng, biển bạc”, Bác Hồ đã luôn nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau. Người nói: “… Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý” (Bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, ngày 31-8-1963). Trong bài nói chuyện với nhân dân và cán bộ tỉnh Hà Bắc, ngày 17-10-1963, Người nhấn mạnh: “Tục ngữ ta có câu “rừng vàng, biển bạc”. Gây rừng và bảo vệ rừng là rất cần thiết. Hiện nay tỉnh ta còn cái tệ phá rừng, thế thì khác nào đem vàng đổ xuống biển?”. Như vậy, khi nói “rừng vàng, biển bạc”, Bác Hồ đã phê phán mạnh mẽ tệ phá rừng, hủy hoại tài nguyên của địa phương. Những ý kiến của Người hôm nay vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, nhắc nhở chúng ta về ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của Tổ quốc. Ai nói rằng, vì dạy cho thế hệ trẻ về Tổ quốc Việt Nam “rừng vàng, biển bạc” làm phát sinh tư tưởng ỷ lại, thiếu cố gắng, là nguyên nhân gián tiếp gây nên tệ phá rừng, đào bới khoáng sản tứ tung… là hết sức sai lầm.

22 tháng 3 2017

thanks

Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lầu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Đã có biết bao câu ca, bài hát nói về giá trị cũ, đất đai, ruộng vườn… nhưng gắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”.

“Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.

Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.

Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.

Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.

Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:

“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Nước ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Chính sách khai hoang, lấn biển giao đất giao rừng, mở mang vùng kinh tế mới của Chính phủ hiện nay đã làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cuộc sống của hàng chục triệu nông dân ngày thêm ấm no, giàu có. Cuộc “cách mạng xanh” với nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chống sâu bệnh… là nhân tố quan trọng làm cho đất thực sự là “tấc đất, tấc vàng”. Nông nghiệp đang trở thành nền sản xuất hàng hóa trong sự phát triển kinh tế thị trường. Nước ta đã xuất khẩu được hơn nhiều triệu tấn gạo đứng thứ hai các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Vấn đề lương thực nuôi sống hơn 80 triệu người đã được giải quyết. Cho nên, mỗi chúng ta càng thêm thấm thía đất quý hơn vàng.

Mồ hôi làm cho đất thêm màu mỡ. Máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:

“Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ”

Thời nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.

Tóm lại, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.

Sau chiến tranh, đất đai bị tàn phá nặng nề, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi, đất bị xói mòn, bị bạc màu nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, bình quân đất canh tác tính theo đầu người giảm đi nhanh chóng. Vì thế, hơn bao giờ hết, mỗi người công dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý: “Tấc đất, tấc vàng”.

Trước tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, lũ lụt xảy ra liên miên, nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương vẫn "thi nhau" phá rừng phòng hộ ven biển để khai thác ti-tan, đẩy mạnh khai thác các loại khoáng sản, lâm sản... xuất khẩu tài nguyên thô ra nước ngoài. Một số người cho rằng, một phần "lớn" là tại chúng ta, đã nhiều năm giáo dục thế hệ trẻ nhận thức không đúng về thực trạng tài nguyên đất nước. Họ dẫn ví dụ: Nước Nhật giáo dục con em họ rằng - đất nước Nhật nghèo tài nguyên, vì vậy mà chuyên cần học tập, khi lớn lên thì cố gắng và sáng tạo trong nghiên cứu đổi mới công nghệ. Còn nước ta thì lại nói với con em rằng - Việt Nam "rừng vàng, biển bạc", làm thế hệ trẻ có tâm lý ỷ lại, thiếu cố gắng. 

Khi thành người lớn rồi, mà nhiều người cũng chỉ biết dựa vào "đào bới, chặt hạ" thiên nhiên... 


Vịnh Hạ Long. Ảnh minh họa/internet. 
Vậy thực chất vấn đề ra sao? Chúng ta đều biết rằng, một trong những nhiệm vụ của người lớn, của các nhà giáo dục là giúp cho thế hệ trẻ có nhận thức đúng đắn về đất nước mình, về cuộc sống. Từ đó hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. "Rừng vàng, biển bạc" là câu nói quen thuộc của người xưa, chỉ sự giàu có, quý giá của thiên nhiên đất nước. Danh nhân Nguyễn Công Trứ đã có dụng ý khi đặt tên hai vùng đất mới do ông tổ chức khai khẩn lập nên là Tiền Hải (Biển Bạc) và Kim Sơn (Núi Vàng). Trong cách gọi ấy đã chất chứa tình yêu, niềm tự hào đối với giang sơn gấm vóc! Chẳng có gì sai khi chúng ta nói với con em mình rằng: Tổ quốc ta "rừng vàng, biển bạc"? Việt Nam có đường bờ biển dài gần 3.500km, hàng triệu km2 thềm lục địa, hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Có nhiều sản vật quý. Núi rừng chiếm đến 40% diện tích, với những cánh rừng nguyên sinh, hệ động vật và thực vật vô cùng phong phú. Nguồn tài nguyên khoáng sản của chúng ta cũng rất dồi dào, nhiều chủng loại, trải dài từ Bắc chí Nam... 

Cung cấp cho thế hệ trẻ những tri thức đúng đắn về đất nước, để các em yêu quý, tự hào, có ý thức giữ gìn bảo vệ, phát triển là đạo lý, là nhiệm vụ của các nhà giáo dục. Nếu ai đó nói rằng đất nước ta khô cằn, xơ xác hóa ra chẳng là xuyên tạc, thiếu trung thực hay sao? 

Xuất phát từ mong muốn giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần phát biểu về đất nước Việt Nam "rừng vàng, biển bạc". Người nói nước ta "rừng vàng, biển bạc", nhằm khẳng định những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. "Nước ta có "rừng vàng, biển bạc", nhân dân ta cần cù" (Bài nói tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 28-11-1959). "Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt; Rừng vàng, biển bạc đất phì nhiêu..." (Bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa 3 ngày 16-4-1962). Đặc biệt, khi nói "rừng vàng, biển bạc", Bác Hồ đã luôn nhấn mạnh nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau. Người nói: "... Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý" (Bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi, ngày 31-8-1963). Trong bài nói chuyện với nhân dân và cán bộ tỉnh Hà Bắc, ngày 17-10-1963, Người nhấn mạnh: "Tục ngữ ta có câu "rừng vàng, biển bạc". Gây rừng và bảo vệ rừng là rất cần thiết. Hiện nay tỉnh ta còn cái tệ phá rừng, thế thì khác nào đem vàng đổ xuống biển?". 

Như vậy, khi nói "rừng vàng, biển bạc", Bác Hồ đã phê phán mạnh mẽ tệ phá rừng, hủy hoại tài nguyên của địa phương. Những ý kiến của Người hôm nay vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, nhắc nhở chúng ta về ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của Tổ quốc. 

Ai nói rằng, vì dạy cho thế hệ trẻ về Tổ quốc Việt Nam "rừng vàng, biển bạc" làm phát sinh tư tưởng ỷ lại, thiếu cố gắng, là nguyên nhân gián tiếp gây nên tệ phá rừng, đào bới khoáng sản tứ tung... là hết sức sai lầm.

Nhớ k nha.

17 tháng 8 2021

Mk cần trước 16h, nhanh nhanh nhanh

17 tháng 8 2021

 1. Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

2.  Tham khảo:

Người ta cứ nói, những dấu ấn đầu tiên, những cảm xúc đầu đời về những điều là mơ ước của tuổi thơ thì sẽ theo ta trên suốt chặng đường của cuộc đời mỗi người. Thật sự vậy, với tôi, đó là cái cảm xúc tôi đặt chân, và bước qua cánh cổng trường vào lớp Một. Đối với e cánh cổng đó, thật sự là một thế giới mới và kì diệu. Điều kì diệu không phải những phép màu trong câu chuyện cổ tích, cũng không phải phép thuật của những vị thần, mà đó chính là những điều thực tế trong sách vở, những kiến thức được lưu lại trong những trang giấy trắng, đó là những khám phá đầu đời của một con người. Không những thế, những điều tôi nhận được, học được từ thế giới kì diệu này, đó là văn hóa –văn hóa học làm người và làm người. Chỉ có bước vào thế giới đó, chúng em mới được các thầy cô dạy dỗ, rèn rũa, biết tốt, biết xấu, biết làm những điều ý nghĩa hơn cho mình và những người xung quanh. Chính nhà trường là nơi tạo nên một tuổi thơ tươi đẹp cho chúng em, chúng em được vui chơi, được học tập và được yêu thương. Thế giới đó có Thầy cô, bạn bè, trường lớp, đó là thế giới mà ai cũng lưu laih cho mình, những năm tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng và đáng nhớ.

27 tháng 2 2018

Rừng - Biển: Những tài nguyên tự nhiên tồn tại trên trái đất, là nơi tạo ra những thực phẩm cho con người

Vàng - Bạc: Những khoáng sản có giá trị cao.

Ý nghĩa thành ngữ rừng vàng biển bạc từ xưa đã được ông cha ta ví von như là những thứ có giá trị cao được so sánh còn hơn cả tiền bạc, rừng và biển là hai loại tài nguyên thiên nhiên là nơi tạo ra của cải cũng như là thực ăn cho con người. Vì thế mà rừng và biển luôn được đánh giá cao nhưng hiện nay tài nguyên này ngày càng cạn kiệt do con người khai thác quá mức. Do đó chúng ta nên bảo tồn và gây dựng lại nếu không con người sẽ không thể tồn tại được. 

27 tháng 2 2018

Rừng - Biển: Những tài nguyên tự nhiên tồn tại trên trái đất, là nơi tạo ra những thực phẩm cho con người

Vàng - Bạc: Những khoáng sản có giá trị cao.

Ý nghĩa thành ngữ rừng vàng biển bạc từ xưa đã được ông cha ta ví von như là những thứ có giá trị cao được so sánh còn hơn cả tiền bạc, rừng và biển là hai loại tài nguyên thiên nhiên là nơi tạo ra của cải cũng như là thực ăn cho con người. Vì thế mà rừng và biển luôn được đánh giá cao nhưng hiện nay tài nguyên này ngày càng cạn kiệt do con người khai thác quá mức. Do đó chúng ta nên bảo tồn và gây dựng lại nếu không con người sẽ không thể tồn tại được. 

3 tháng 1 2022

Câu thơ thứ 2 đặc biệt ở: Điệp từ “lồng” được nhắc lại 2 lần nhằm nhấn mạnh vào vẻ đẹp của trăng in trên mặt đất.

- Lồng (1): ánh trăng soi vào bóng cây cô thụ lồng vào tán cây.

- Lồng (2): bóng tán cây được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất thành những bông hoa tuyệt đẹp.

 Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan, tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời ẩn trong mỗi câu thơ tả cảnh ngụ tình ấy là nỗi niềm lo lắng, canh cánh trong lòng suy nghĩ cho nhân dân, vận mệnh nước nhà  của Bác

 

10 tháng 1 2022

Giải thích :  Đây là một câu tục ngữ rất hay ý nói đát nước ta có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá được so sánh như vàng như bạc vì vậy chúng ta càn phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chứ không được phá hoại. Câu tục ngữ này như một bài học sâu sắc đến thế hệ chúng ta.

10 tháng 1 2022

Tk :

“Rừng vàng biển bạc” là một câu thành ngữ dân gian với nội dung ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước. Thể hiện niềm tự hào đối với sự giàu đẹp của mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, trong lòng mỗi người con của xứ sở.

Chính vì là một câu thành ngữ thuộc thể loại văn học dân gian, cho nên không thể xác định được cụ thể tác giả của câu nói này. Hầu hết các tác phẩm văn học dân gian đề được lưu truyền lại qua nhiều thế hệ và không xác định về người sáng tạo ra.

Chúng ta đều biết, vàng và bạc đều là những kim loại quý hiếm. Rừng và biển được ví như vàng bạc tức là những nguồn tài nguyên quý giá. Đó là những nguồn tài nguyên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng để mang lại lợi nhuận và cuộc sống ấm no cho nhiều gia đình.

Vì vậy, chúng ta phải biết trân trọng nó, biết khai thác một cách hợp lý, bên cạnh khai thác phải biết cải tạo để không chỉ bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên mà còn bảo vệ sự sống của con ngưoi

Tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một câu văn.Câu văn nào trong bài “Cổng trường mở ra”nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?  Em hiểu câu nói đó như thế nào?Ở văn bản Mẹ tôi: Tại sao nội dung văn bản là một bức thư người bố gửi cho con, nhưng nhan đề lại lấy tên Mẹ tôi?Em hãy giải thích vì sao khi dắt Thủy ra khỏi trường, tâm...
Đọc tiếp

Tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một câu văn.

Câu văn nào trong bài “Cổng trường mở ra”nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?  Em hiểu câu nói đó như thế nào?

Ở văn bản Mẹ tôi: Tại sao nội dung văn bản là một bức thư người bố gửi cho con, nhưng nhan đề lại lấy tên Mẹ tôi?

Em hãy giải thích vì sao khi dắt Thủy ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại “Kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”

Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.Vậy tuyên ngôn độc lập là gì? Nội dung tuyên ngôn trong bài thơ được bố cục như thế nào? Gồm những ý cơ bản gì?

 Bài thơ Bánh trôi nước có mấy nghĩa đó là những nghĩa nào?

Hãy hình dung tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan khi qua đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua 2 hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?

Cụm từ “Ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang với cụm từ“Ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà có điểm gì giống và khác nhau?

 Bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống TDP. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

 Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ Tiếng gà trưa?

 Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy,Mtác gỉa đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ yếu?

 

 Bài “Mùa xuân của tôi” viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?

help me

2
5 tháng 1 2021

mk đang cần gấp ạ

5 tháng 1 2021

Tóm tắt nội dung của văn bản cổng trường mở ra

Bài văn ghi lại tâm trạng cùng sự lo lắng chu đáo của người mẹ trong đêm ngủ không được trước ngày khai trường vào lớp một của con mình.

 

Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ là câu văn kết thúc tác phẩm: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Giải thích từ - cụm từ:

Can đảm: Là có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khó hay nguy hiểm, khó khăn.

Thế giới này: Bao gồm tất cả nhân loại khắp năm châu bốn biển.

Thế giới kì diệu: Kì là lạ, diệu là đẹp. Kì diệu: vừa rất lạ, vừa rất đẹp.

 ==> Ý của cả câu: Nêu lên tầm quan trọng của nhà trường đối với giáo dục, nhà trường sẽ giáo dục con trở thành người có ích cho xã hội đó là một xã hội thân thiện, thầy cô và bạn bè sẽ giúp con trở thành người có ích cho xã hội và dạy cho con những điều tốt đẹp. Nhà trường sẽ dạy con trở thành một người can đảm và là một người có ích, vào đó con sẽ có thế giới của riêng mình và con có thể tự phát triển khả năng của mình.

 

22 tháng 5 2020

Bài làm

Rừng vàng biển bạc” là câu nói rất hay, đúng đắn để nói về ý nghĩa của rừng và biển, nơi đây là nguồn sống của bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu con người đất nước ta.

Rừng – biển là những tài nguyên thiên nhiên tự nhiên tồn tại trên trái đất như một lẽ hiển nhiên. Rừng và biển là những nơi tạo ra những giá trị vật chất và cả tinh thần cho con người trên toàn thế giới. Rừng cho gỗ, cho rau, cho hoa quả…Biển cho tôm cá…đây đều là những sản vật rất cần thiết trong đời sống con người, có giá trị kinh tế rất cao. Ý nghĩa thành ngữ "Rừng vàng biển bạc" này được ông cha ta dành để ví von về sự giàu có và lợi ích của nó cho cuộc sống con người, nhưng nhiều khi còn là nhiều hơn thế. Rừng, biển là nơi chất chứa những tài nguyên là nhu yếu phẩm nuôi sống con người. Và hơn hết, nó còn là nơi nuôi dưỡng tinh thần của bao thế hệ con người Việt. Những nơi đó là những kỉ niệm về tuổi thơ, là những trải nghiệm của tuổi trưởng thành, là nơi người ta muốn đến để nghỉ ngơi, thư giãn. Rừng và biển là quê hương, là xúc cảm của biết bao tâm hồn con người.

Tuy nhiên, một điều đáng nói hiện nay, một điều thật sự rất buồn, đó là tình trạng rừng, biển bị khai thác, tàn phá một cách nghiêm trọng. Nạn phá rừng khiến chim muông không còn chỗ dung thân, lũ lụt, xói mòn gây ra bao nhiêu nghịch cảnh thương tâm. Biển bị khai thác triệt để, các loài sinh vật biển cạn kiệt dần. Đó là chưa kể đến tình trạng ô nhiễm môi trường cả rừng và biển, khiến cho sự ảnh hưởng đến với chính những người dân. Chúng ta – những con người được hưởng thụ những điều quý giá từ biển và rừng nên biết bảo tồn, giữ gìn môi trường rừng và biển

Chúng ta cần có ý thức về vấn đề rừng – biển tuy là của thiên nhiên, tạo hóa nhưng không phải là vô tận. Cần nhận thức được rõ vấn đề này và giáo dục, tuyên truyền cho thế hệ trẻ nhận thức được thực trạng về tài nguyên mà người ta vẫn nói là  “rừng vàng biển bạc” để có các biện pháp khai thác, bảo tồn hợp lý.

Điều này không hề khó thực hiện. Trước hết cần sự vào cuộc của môi trường giáo dục. Thông qua giáo dục, các thầy cô sẽ giảng giải, định hướng cho các em về vấn đề tài nguyên thiên nhiên, từ việc nhận thức được giá trị đến cách sử dụng và hướng bảo tồn. Tiếp theo đó là về phần các phương tiện truyền thông đại chúng, báo, đài sẽ tuyên truyền, làm tiếp công tác dân vận.

Việt Nam ta là một đất nước của rừng và biển với đường bờ biển dài và diện tích đồi núi chiếm tới ba trên bốn phần diện tích lãnh thổ, điều đó cho thấy, đất nước chúng ta dựa vào nguồn sống từ rừng và biển rất nhiều. Tuy nhiên, tài nguyên rừng, biển phong phú và đa dạng đòi hỏi người dân cần phải biết sử dụng, khai thác một cách hợp lý để rừng và biển mãi là niềm tự hào trong cuộc sống của người dân Việt.

Tài nguyên thiên nhiên rừng và biển nước ta rất phong phú đa dạng về tài nguyên rừng cũng như tài nguyên biển. Nhưng con người ta phải biết cách khai thác hợp lý để trở thành vàng bạc thực sự. rừng và biển. Tâm hồn quê hương, những nỗi lòng của biết bao thế hệ người con dân tộc cũng được gửi gắm nơi rừng vàng, biển bạc này

Bài tham khảo