K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2017

trầm ngâm,lâm thâm,nhẹ nhàng,mơ màng,lồng lộng,bồn chồn,bề bộn,đinh ninh,phăng phắc,nằng nặc,mênh mông.

1 tháng 3 2017

bên bếp

3 tháng 10 2017

Trả lời:

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

Chúc bạn học tốt!

3 tháng 10 2017

nhanh nhanh đang cần gấp hihigianroi

4 tháng 10 2017

Soạn bài: Chữa lỗi dùng từ

I. Lặp từ

Câu 1+2: Phân biệt giữa phép lặp và lỗi lặp:

a. Từ "tre" được điệp lại 7 lần, "giữ" 3 lần, "anh hùng" 2 lần. Đây là phép lặp có chủ đích nhằm làm tạo nhịp điệu cho lời văn, gợi hình ảnh, nhấn mạnh sức mạnh của tre.

b. Lặp là lỗi lặp thừa từ ngữ (truyện dân gian) làm cho câu văn không trôi chảy, gây cảm giác nặng nề.

Câu 3: Chữa lỗi lặp từ

- Bỏ từ ngữ lặp, viết lại câu, ví dụ: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc nó hay Em rất thích đọc truyện dân gian vì loại truyện này có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

- Thay thế từ ngữ lặp bằng các đơn vị đồng nghĩa, ví dụ: Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc thể loại này.

II. Lỗi lẫn lộn các từ gần âm

Câu 1:

(a): Từ dùng sai là từ thăm quan

(b): Từ dùng sai là từ nhấp nháy

Câu 2: Nguyên nhân dùng sai là do lẫn lộn với các từ gần âm

- Trường hợp (a) này người sử dụng lẫn 2 từ thăm quantham quan (nghĩa là tận mắt xem xét để mở rộng hiểu biết hay thưởng thức).

- Trường hợp (b) này người sử dụng lẫn với từNhấp nháy - mở ra lại nhắm lại liên tiếp, hoặc chỉ ánh sáng lúc loé lên, lúc tắt liên tục; mấp máy chỉ chuyển động khẽ, liên tiếp.

Câu 3: Sửa lại:

- Thay từ thăm quan thành tham quan

- Thay từ nhấp nháy thành mấp máy

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:

Cả ba câu đều mắc lỗi: lỗi lặp thừa từ.

Sửa lại:

(a): Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng rất lấy làm quý mến bạn ấy.

(b): Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp.

(c): Quá trình vượt núi cao cũng làm con người trưởng thành.

Câu 2: Các câu đều mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm

- Hãy so sánh để phân biệt ý nghĩa của các từ gần âm, dễ nhầm lẫn:

+ linh động / sinh động: linh động nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động nghĩa là có khả năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực.

+ bàng quang / bàng quan: bàng quang chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình.

+ thủ tục / hủ tục: thủ tục chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định; hủ tục chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.

- Chữa lại là:

+ Thay linh động bằng sinh động

+ Thay bàng quan bằng bàng quan

+ Thay thủ tục bằng hủ tục

4 tháng 10 2017

Hãy so sánh hiện tượng lặp trong đoạn văn (1) và câu (2):

(1) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(2) Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.

Gợi ý: Ở trường hợp (1), lặp được sử dụng có chủ đích, từ “tre” được điệp lại 7 lần là phép lặp nhằm làm tạo nhịp điệu cho lời văn, gợi hình ảnh, nhấn mạnh sức mạnh của tre. Ở trường hợp (2), lặp là lỗi lặp thừa từ ngữ (truyện dân gian) làm cho câu văn rườm rà, gây cảm giác nặng nề.

b) Chữa lỗi lặp từ

+ Bỏ từ ngữ lặp, viết lại câu, ví dụ: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc hay Em rất thích đọc truyện dân gian vì loại truyện này có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

+ Thay thế từ ngữ lặp bằng các đơn vị đồng nghĩa, ví dụ: Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc thể loại này.

2) Lỗi lẫn lộn các từ gần âm

a) Mặt âm thanh, hình thức cấu tạo và mặt ý nghĩa của từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Dùng từ chính xác cũng có nghĩa là phải đảm bảo mối quan hệ giữa các mặt này. Phải phân biệt được các đơn vị từ gần âm để tránh nhầm lẫn. Bởi vì âm sai thì cái được biểu đạt (ý nghĩa) cũng không thể chính xác.

b) Trong các câu sau, từ nào dùng không đúng? Hãy chỉ ra nguyên nhân dẫn đến việc dùng sai và sửa lại cho chuẩn xác.

- Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.

- Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.

Gợi ý:

- Phân biệt hai từ thăm quantham quan: trong tiếng Việt không có từ thăm quan, trường hợp này người sử dụng lẫn với từ tham quan (tận mắt xem xét để mở rộng hiểu biết hay thưởng thức).

- Phân biệt hai từ nhấp nháymấp máy: Nhấp nháy – mở ra lại nhắm lại liên tiếp, hoặc chỉ ánh sáng lúc loé lên, lúc tắt liên tục; mấp máy chỉ chuyển động khẽ, liên tiếp. Như vậy ở đây phải dùng mấp máythay cho nhấp nháy.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:

a) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.

b) Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.

Gợi ý:

- Câu (a), lỗi lặp thừa từ, chữa: Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng quý mến.

- Câu (b), lỗi lặp thừa từ, chữa: Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp.

- Câu (c), lỗi lặp thừa từ, chữa: Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.

2) Tìm, chỉ ra nguyên nhân và chữa các lỗi về dùng từ trong các câu sau:

a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

b) Có một số bạn còn bàng quang với lớp.

c) Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…

Gợi ý: Các câu đều mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm

- Hãy so sánh để phân biệt ý nghĩa của các từ gần âm, dễ nhầm lẫn:

+ linh động / sinh động: linh động nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động nghĩa là có khă năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực.

+ bàng quang / bàng quan: bàng quang chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình.

+ thủ tục / hủ tục: thủ tục chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định; hủ tục chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.

- Chữa lại là:

+ Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

+ Có một số bạn còn bàng quan với lớp.

+ Vùng này còn khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,…


26 tháng 2 2017

Bài cây tre Việt Nam SGK lớp 6 tập 2 sách mới nha các bn. Cho mk xin lỗi, sơ xuất quá! Hiii hiiileuleuleuleuleuleu

5 tháng 3 2017

DỄ ỢT AK NHG DÀI LẮMbanhquaok

5 tháng 5 2017

cai j

5 tháng 5 2017

thế nào là VB nhật dụng

20 tháng 2 2017

Là một chàng dế thanh niên cường tráng, Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm. Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang, gọi anh ta là Dế Choắt bởi anh ta rất ốm yếu. Mèn đã trêu chọc chị Cóc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của chú.

20 tháng 2 2017

cảm ơn bạn nhìu oaoaoaoaoaoa

20 tháng 8 2017

Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây !
Tượng thanh :xào xạc,thỏ thẻ,xối
Tượng hình : dóng lên hồi chuông cảnh báo,cô câu chuồn chuồn đòi đựoc đi du lịch,ông mặt trời lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô muốn chạy khỏi ,,,

20 tháng 8 2017

Người xưa thường nói: " Môi trường là vành nôi của sự sống, là ánh sáng để con người tồn tại ". Nhưng hiện nay môi trường ấy đang bị ô nhiễm trầm trọng. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này đó là hành động xả rác bừa bãi (tượng hình) của con người. Bất cứ ở đâu, ta cũng có thể nhìn thấy rác. Ngay cả trong trường học (nơi được xem là cơ quan văn hóa và kỉ luật) mà ý thức bảo vệ môi trường vẫn còn bị xem nhẹ, rác có mặt ở khắp mọi nơi: trong hộc bàn, chậu hoa, góc lớp, .... trông mất vệ sinh và phản cảm. Khi những trận mưa ào ào (tượng thanh) rơi xuống thì thôi rồi. Những thứ rác ấy nước mưa cuốn theo và bị nghẽn lại ở các cống, làm nước không thoát ra được. Vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta hãy xem lại ý thức và góp phần để môi trường ngày càng thêm sạch đẹp hơn.

9 tháng 4 2017
GỢI Ý 1 TÍ:
"Một hôm nào đó
Như bao hôm nào...''

Những câu thơ cuối bài gợi cho lòng ta cảm giác sâu sắc về Lượm. Lao nhanh wa mặt trận, Lượm vụt chạy trên mặt trận như 1 mũi lao thẳng tiến về phía trước. Khuôn mặt bầu bĩnh, đôi măt tròn to lộ rõ vẻ tinh nghịch hiên ngang như nói lên rằng:''lá thư đề thượng khẩn thì ắt là có chuyện o hay, cần mau đưa lá thư này đến nơi các chú bộ đội thôi'' Lòng kiên cường vượt khổ ngại, lo cho mọi người, o nề nguy hiểm cận kề, tiếng bom đạn réo rắt,khói mù mịt Lượm o sợ mà vẫn cố gắng tiến bước. Đi wa con đường làng vắng vẻ, đi ẩn mình dưới những bông lúa đang mùa đơm bông, từng bông lúa như đang lo sợ về 1 điều gì đó,lo cho sự an nguy của Lượm. nắng vàng mịn như rót mật xuống cánh đồng dập dờn bông lúa uốn câu. Chiếc đâu nghiêng nghiêng nhấp nhô trên sóng lúa mênh mông, Lượm tự nhủ vs mình rằng:''sắp đến nơi rùi mình cố gắng thêm chút nữa thui''. Bỗng loè chớp đỏ, Lượm ngã xuống, 1 dòng máu tươi trào ra, Lượm đã trúng đạn. Em đã đi vào giấc ngủ say nồng, trên chiếc giường êm ái còn thơm mùi lúa non thanh khiết, gió hiu hiu thổi, ánh nắng vàng rọi chiếu trên khuôn mặt của lượm, tay em còn nắm chặt bông lúa, o gian tĩnh lặng. Lượm đã ngã xuống, những bông lúa tấu lên khúc nhạc ru lượm vào giấc ngủ ngàn thu. Lượm đã ra đi hi sinh vì độc lập tổ quốc. Còn vang vọng đâu đây tiếng cười đùa tinh nghịch của lượm, còn lại đâu đây chú bé lượm vs chiếc cái xắc xinh xinh vụt wa mặt trận đầy bom đạn. Dù đã hi sinh nhưng hình ảnh em còn mãi vs quê hương đất nước và trong lòng mọi người, linh hồn em đã hoá thân vào vs thiên nhiên đất nước. Dù thế thì tác giả cg o bùn vì cái chết đó là vinh quang là lòng can đảm ju nc mà chúng ta cần noi theo.

9 tháng 4 2017

gianroigianroikhocroigianroigianroi Help me

10 tháng 2 2017

I. Kiến thức cơ bản

Câu 1: Đọc các đoạn văn (SGK)

Câu 2: Trả lời câu hỏi

a.

- Đoạn (1): Đọc đoạn văn ta hình dung được dáng vẻ gầy gò, yếu ớt của Dế Choắt.

- Đoạn (2): Cho ta hình dung về cảnh bầu trời, sông nước Cà Mau.

- Đoạn (3): Cho ta hình dung về vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân.

b. Các từ ngữ, hình ảnh chủ yếu thể hiện điều đó là:

- Đoạn 1: gầy gò, lêu nghêu, ngắn ngủn, bè bè, ...

- Đoạn 2: bủa giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, tiếng sóng rì rào, cá nước bơi hàng đàn đen trũi, ...

- Đoạn 3: chim ríu rít, cây gạo sừng sững, hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, chào mào, sáo sậu, sáo đen, ... đàn đàn lũ lũ, ...

Người viết cần phải có năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, ví von, ...

c. Có thể tìm những câu như:

– Ở đoạn (1): ... người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện; mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ, ...

– Đoạn (2): ... chi chít như mạng nhện, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi, ...

– Đoạn (3): Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa như hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, ...

Sự độc đáo ở đây là tác giả đã gợi được cho người đọc những khám phá bất ngờ, thú vị. Sự vật được miêu tả có hồn và có nét khác biệt.

Câu 3:

Việc lược bỏ đi các từ ngữ mang ý nghĩa so sánh, liên tưởng làm cho đoạn văn chẳng những không thể hiện được hết những nét riêng của sông nước Cà Mau (dòng Năm Căn) mà còn làm cho đoạn văn kém đi sự hấp dẫn. Ví dụ này cho thấy quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét có vai trò vô cùng quan trọng trong sự miêu tả của nhà văn.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1:

a. Điền từ

  • (1) Gương bầu dục

  • (2) Cong cong

  • (3) Lấp ló

  • (4) Cổ kính

  • (5) Xanh um

b.

Tác giả đã quan sát từ xa, từ cao để bao quát Hồ Gươm; sau đó nhìn cầu Thê Húc dẫ tới đền Ngọc Sơn. Tác giả dừng lại miêu tả mái đền, gốc đa. Sau đó nhìn xa hơn là Tháp Rùa. Tác giả miêu tả tháp từ cao, xuống tường rêu rồi quan sát gò đất nơi Tháp Rùa đứng.

Câu 2:

Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc làm nổi bật thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình rất ương bướng, kiêu căng của Dế Mèn là: cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được; đầu – to và nổi từng mảng, rất bướng; răng đen nhánh – như hai lưỡi liềm máy; sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng; tôi – hãnh diện ... với cặp râu ấy lắm; cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vốt râu.

Câu 3:

Tuỳ vào đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn phòng mình đang ở mà mỗi người lại có thể lựa chọn những đặc điểm riêng (của nơi mình ở) để mà miêu tả. Chú ý những điểm nổi bật cần lưu ý là: màu sơn, khung cửa sổ, góc học tập, cách bố trí nội thất trong phòng, ...

Câu 4: Có thể liên tưởng so sánh:

  • - Mặt trời với khuôn mặt hồng tươi cười rạng rỡ.

  • - Bầu trời trong vắt, bồng bềnh những đám mây hồng.

  • - Những hàng cây lặng lẽ nghe chim hót.

  • - Núi đồi như thoa son.

  • - Những ngôi nhà tranh bốc khói bữa cơm sáng.

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh một dòng sông hoặc một khu rừng mà em có dịp quan sát ( có thể quan sát trực tiếp hay qua truyền hình).

Quê tôi nằm trên một triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè oi ả, cả lũ nhóc chúng tôi lại rủ nhau ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo ngụp lặn, trêu đùa nhau náo loạn cả một khoảng sông. Những ngày đó con sông hiền lắm, cứ lặng lờ trôi. Trên mặt sông, những con sóng nhỏ nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ. Tiếng sóng vỗ ì oạp nghe rất vui tai. Hai bên bờ sông, người giặt giũ, người gánh nước, nói chuyện vui cười nhộn nhịp âm vang. Đẹp nhất trên khúc sông thủa ấy là những đồng ngô nối tiếp, nối tiếp nhau xanh đến ngút ngàn. Tuổi thơ, con sông và cuộc sống với tôi khi ấy thật thanh bình, nên thơ và êm ả biết bao!

chúc bạn học tốt

10 tháng 2 2017

bạn ơi đọc kĩ đề ra nha

17 tháng 3 2017

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: “ Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh”. Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).

Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.

Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58′ – 107o22′ kinh độ Ðông và 20o45′ – 20o50′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.

Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiếm thạch tập trung ở Bái tử long và vinh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.
Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.

Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.

Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.

17 tháng 3 2017

Thơ bốn chữ chứ ko phải một bài văn nha bạn. Dù gì mình cũng cảm ơn nhiều