Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Quốc ca Việt Nam - một bài hát từ lâu đã trở thành một phần linh thiêng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Bài hát đã được sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt.
Theo lời kể của nhạc sĩ Văn Cao, khi còn trẻ, ông là một thanh niên khá nổi. Bạn bè thường khen ngợi ông là tài hoa, am hiểu cả thơ ca và hội họa. Nhưng ít ai biết răng, ông cũng đã có một khoảng thời gian khá dài chìm trong tuyệt vọng, không tìm thấy lẽ sống cho cuộc đời mình. Cho đến khi đã gặp được anh Ph.D. Qua anh Ph.D., ông lại biết được anh Vũ Quý. Sau khi trò chuyện với Vũ Quý ông như được giác ngộ, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình. Không còn sa vào những buồn chán, thất vọng, ông khao khát được tham gia cách mạng, mong muốn vào chiến khu cùng những người anh em đứng lên cầm súng giết quân thù. Nhưng nhiệm vụ ông nhận được là sáng tác nghệ thuật.
Lúc mới bắt đầu sáng tác “Tiến quân ca”, nhạc sĩ Văn Cao chưa một lần cầm súng cũng chưa từng được gia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài. Ông chưa từng biết chiến khu, chỉ biết đến những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Ông chưa gặp các chiến sĩ trong khóa quân chính đầu tiên để biết họ hát như thế nào. Nhưng bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, trên căn gác nhỏ phố Nguyễn Thượng Hiền, ông đã hoàn thành bài hát “Tiến quân ca” trước sự chứng kiến của Ph.D. - người chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca,anh Vũ Quý - người đầu tiên biết đến bài hát và ông Nguyễn Đình Thi - người xướng âm ca khúc đã rất xúc động.
Bài hát ra đời và nhận được sự ủng hộ của mọi người. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, bài hát lần đầu tiên được công bố rộng rãi trong một cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Trước Quảng trường Nhà hát lớn, hàng ngàn người cất cao tiếng hát, hòa vang đầy khí thế hào hùng. Những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát đến tay mọi người trong hàng ngũ các công chức tham dự buổi mít tinh. Lần thứ hai Tiến quân ca được xuất hiện là trong một cuộc mít tinh diễn ra vào ngày 19 tháng 8. Hôm đó, hàng ngàn người cùng những em thiếu nhi cất cao lời ca, tiếng hát; thét lên tiếng căm hờn bè vào mặt lũ đế quốc tàn bạo với niềm tự hào về chiến thắng của cách mạng.
Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam đã ra đời như vậy, trong thời đại lịch sử đánh dấu buổi bình minh mới của đất nước. Tác phẩm mang một giá trị lịch sử to lớn đối với dân tộc Việt Nam.
HT
Ngày nay, bài hát Tiến quân ca đã quá quen thuộc và gần gũi với tất cả mọi người dân Việt Nam vì đó là Quốc ca. Những bài hát đó đã ra đời như thế nào thì không phải ai cũng rõ. Tôi xin kể lại câu chuyện về sự kiện lịch sử.
Tuổi thanh niên là tuổi của ước mơ, của hoài bão khát vọng. Ấy vậy mà tôi lúc ấy không còn khát vọng, ước mơ của tuổi thanh niên, buồn chán và thất vọng bủa vây cuộc đời tôi. Đúng lúc tuyệt vọng nhất tôi gặp được Vũ Quý thông qua người bạn thân Ph.D. Khi gặp Vũ Quý tôi mong muốn được tham gia chiến khu cùng các anh em cầm súng giết giặc. Nhưng có lẽ Vũ Quý theo dõi sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của tôi nên giao cho tôi sáng tác nghệ thuật để cổ vũ tinh thần cho quân đội cách mạng.
Khi bắt tay viết bài hát Tiến quân ca, tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào; tôi chưa được ra chiến khu, và cũng chưa từng gặp chiến sĩ cách mạng trong khóa quân chính ấy. Nhưng tại căn gác nhỏ ở phố Nguyễn Thượng Hiền, tôi lại hình dung đó là chiến khu, là khu rừng nào đó trên Việt Bắc, và cứ thế lời ca ra đời, con chữ tự nhiên hiện ra dưới ngòi bút. Tại căn gác nhỏ đó Ph.D đã chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca, và Vũ Quý là người đầu tiên biết đến bài hát này.
Bài hát Tiến quân ca ra đời được chào đón rất nồng nhiệt. Bài hát được công bố lần đầu trong ngày 17-8-1945, khi diễn ra cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Tại đây bài hát Tiến quân ca được hàng ngàn người hoà nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn. Tại buổi hôm đó bài hát đã nổ ra như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Xung quanh tôi hang ngàn giọng hát cất vang theo những đoạn sôi nổi. Trong một lúc những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ các công chức dự mít tinh. Lúc này anh bạn Ph.D của tôi đã buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia xuống và cướp loa phóng thanh hát vang Tiến quân ca. Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hang vạn quần chúng ngày hôm đó, cũng là người hát trước quần chúng lần đầu tiên và cũng là một lần duy nhất. Lần thứ hai bài hát Tiến quân ca của tôi xuất hiện là trong cuộc mít tinh vào ngày 19-8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng cất lời ca, thét lên tiếng căm thù vào mặt bọn đế quốc với sự hào hùng chiến thắng của cách mạng.
Bài hát Tiến quân ca của tôi đã ra đời như thế đấy. Sau đó, bài hát được chọn làm Quốc ca Việt Nam cho đến ngày nay. Bài hát là niềm tự hào không phải của riêng tôi mà là của cả dân tộc Việt Nam.
Câu 1 : Có ý kiến nhận xét rằng :
" Thơ ca là tiếng nói trái tim của người dân lao động . Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm của nhân dân ta "
Dựa vào những câu tục ngữ , ca dao đã đc học và đọc thêm , hãy nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên
Câu 2 :
Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu . . Tình cảm đẹp đẽ ấy đã làm sâu sấc thêm tình yêu quê hương đất nước .
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên
Được rồi, mình cũng không rõ lắm nhưng bài 2 là nghị luận ông lão và những đứa con, bài 3 là... không nhớ :p
1) Bạn nên biểu cảm về một loài hoa
I) Mở bài
Nêu thế giới loài hoa trong tự nhiên có hàng trăm loài, mỗi loài có mỗi sắc mỗi hương và có mỗi ý nghĩa khác nhau
Nhưng em yêu nhất loài nào? Vì sao
VD Hoa phượng
II) Thân bài
a) Nêu đặc điểm của loài hoa phượng
- Miêu tả sơ lược về hình dáng của cây
+ Thân, rễ, lá phượng, tán phượng
- Miêu tả hoa phượng
+ Màu sắc (đặc điểm của nó khi nở)
b) Loài hoa phượng trong cuộc sống của con người
- Vs đặc điểm của thân cây cao xòe tán rộng cho nên phượng tạo nên 1 môi trường xanh đẹp, mà có ích có loài hoa nào đem lại
- Những buổi trưa hè nóng nực phượng là loài cây cho bóng râm che mát lối ta đi
- Ở VN ta hẵng một tp mang tên Hoa Phượng. Người dân Hải Phòng rất tự hào về tp của mình
- Cũng như bao loài khác, phượng cũng hít khí cacbonic thải khí oxi làm môi trường trong lành hơn
c) Loài hoa phượng trong cuộc sống của hs
- Phượng là loài hoa duy nhất gắn vs lứa tuổi học trò chúng ta
- Mỗi lần phượng nở báo hiệu sự chia tay khi mùa hè đến. Phượng nở cũng báo hiệu mùa thi cuối năm đén gần, vs bao lo toan căng thẳng của kì thi bao hồi hộp mong đợi khi thi xong và bao phấn chấn hứng hởi khi đc kết quả cao và cùng vs sự hứng khởi thích thú bên ga đình trong những chuyến du lịch
III) Kết bài
nêu cảm nghĩ của em
Biểu cảm về thiên nhiên, cảnh vật: dòng sông, cây cối, cánh đồng, mùa trong năm...
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng (cây,hoa, quả, cảnh thiên nhiên...)
Thân bài:
- Hình dung đặc điểm gợi cảm của thiên nhiên, cảnh vật trong thời gian, không gian cụ thể để bộc lộ tình cảm của mình về đối tượng yêu thích.( Có sử dụng yếu tố miêu tả)
VD: Cây: rễ, thân, lá, hoa, quả...
- Suy nghĩ về mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với cuộc sống con người
+ Thân thuộc, gắn bó, có ích lợi với con người như thế nào?
+ Gắn bó với những lứa tuổi nào?
- Suy nghĩ về quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với người viết.
+ Tình cảm, cảm xúc như thế nào?
+ Gợi những kỉ niệm thân thiết gắn bó nào?
- Thiên nhiên, cảnh vật gợi cho mình liên tưởng gì về cuộc sống? Con người? Về tình cảm quê hương, trường lớp, gia đình?
Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với thiên nhiên, cảnh vật.
Biểu cảm về sự vật, về con người: món quà, đồ vật, người thân...
Biểu cảm về sự vật:
Mở bài: Giới thiệu sự vật con người định biểu cảm.
Nêu cảm nghĩ chung về đối tượng.
Thân bài:
1. Hoàn cảnh, lí do có sự vật ( Được tặng nhân ngày sinh nhật, được mua đầu năm học, đựơc người nào đó làm cho, tự làm...)
2. Hồi tưởng những cảm xúc khi tiếp xúc với sự vật:
- Nhớ lại những đặc điểm gợi cảm của sự vật : Hình dáng, màu sắc, chất liệu, các bộ phận....
- Tình cảm, cảm xúc trước những đặc điểm đó.
3. Tình cảm, sự gắn bó đối với sự vật đó:
- Tình cảm đối với sự vật : Yêu quý, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn....
- Hoặc từ sự vật ấy nhớ tới tình cảm của người thân, bạn bè...
Kết bài: Khẳng định tình cảm về đối tượng.
Biểu cảm về con người:
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng biểu cảm ( TT hoặc GT)
Cảm nghĩ ban đầu.
Thân bài:
1. Hình dung về đặc điểm gợi cảm của đối tượng để bộc lộ cảm xúc : hình dáng, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói... qua quan sát, liên tưởng, suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc ( nếu người đó đang ở xa, đi xa )
2. Bộc lộ tình cảm , cảm xúc , suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách của người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết.
3. Sự gắn bó của người ấy với bản thân em:
- Trong cuộc sống hàng ngày.
- Hồi tưởng kỉ niệm gắn bó của người viết với người đó.
-> Bộc lộ tình cảm của người viết: Nhớ nhung, yêu quý, kính trọng, biết ơn...
3. Bộc lộ tình cảm với đối tượng qua một tình huống nào đó: liên tưởng ,tưởng tượng hướng đến tương lai -> bộc lộ cảm xúc.
Kết bài: Khẳng định tình cảm với đối tượng.
Có thể hứa hẹn, mong ước.
Biểu cảm về tác phẩm văn học:
Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm ( Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh tiếp xúc)
Thân bài:
* Với tác phẩm tự sự:
- Nêu cảm nghĩ về khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu cảm xúc về một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tình huống, nhân vật.
- Từ các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong tác phẩm liên tưởng, tưởng tượng hoặc suy ngẫm với con người, cuộc sống ngoài đời hoặc với những tác phẩm khác cùng chủ đề, cùng tác giả.
* Với tác phẩm trữ tình:
- Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần, các ý, hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Nêu cảm xúc về chi tiết hình ảnh đặc sắc nhất trong tác phẩm , liên tưởng, so sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề hoặc cùng tác giả.
Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về tác phẩm.
( Có thể đặt tác phẩm trong mối quan hệ hiện tại – tương lai để thấy tác dụng ý nghĩa của tác phẩm với bạn đọc, với bản thân)
* Lưu ý:
- Trong quá trình nêu cảm nghĩ phải bám sát những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm ; cảm xúc luôn đi kèm với dẫn chứng, không nêu cảm xúc chung chung.
- Để cảm nghĩ thêm sâu sắc có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, liên hệ so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề.
- Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành.
- Câu văn bộc lộ cảm xúc nên đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn
Nhân vật ngữ Văn mà em yêu thích nhất đó là chị Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. Trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã có rất nhiều nữ chiến sĩ xung phong tham gia đội trinh sát mặt đường và phá bom, Phương Định là một trong số ấy. Cho dù cuộc sống nơi chiến trường có khó khăn đến mức nào, Phương Định vẫn giữ cho mình tâm hồn trong sáng, mộng mơ của tuổi thiếu nữ đôi mươi đồng thời là tinh thần lạc quan trong mọi tình huống. Sự dũng cảm đầy nghị lực của Phương Định chính là một hình ảnh tiêu biểu cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ nói chung.
I. Mở bài
- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.
- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu : Thương người như thể thương thân.
II. Thân bài
a) giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
-Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.
- Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.
b) Tác dụng của câu tục ngữ :
Là lời nhắc nhở phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
c) chứng minh nội dung câu tục ngữ.
Một cá nhân không thể sống tác rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn ( từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết)
Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy ( Tiếp tục đưa ra dẫn chứng )
Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
III. Kết bài
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta.
Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.
Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung chính của câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”
Thân bài: Giải thích câu tục ngữ
Nghĩa đen: coi thất bại là người mẹ (của thành công)
Nghĩa hàm ẩn: Mỗi lần vấp ngã chính là kinh nghiệm, vốn sống quý báu để trưởng thành, chín chắn hơn.
- Dẫn chứng những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:
+ Michael Jordan là cầu thủ bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới từng bị các HLV không nhận vì quá thấp.
+ Albert Einstein biết nói rất chậm, ông từng bị đuổi khỏi trường học vì tiếp thu quá chậm, sau này ông trở thành vĩ nhân được nhắc tới với nhiều cống hiến vĩ đại cho thế giới
Kết bài: Câu tục ngữ như nguồn động lực cổ vũ con người vượt lên khó khăn, thất bại để đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.
Bạn học lớp 7 ah! Mà cụ thể là lp 7 j?
Thời nay, mọi người, nhất là thanh niên học sinh, thường coi nhẹ lý tưởng sống, vì thế họ không còn yêu thích những nhân vật như Paven Coocsaghin (nhân vật chính trong tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” – một cuốn sách gối đầu giường của thanh nhiên Việt Nam từ những năm 60 đến 80).
Riêng tôi, tôi vẫn không thể không yêu thích và trân trọng những người như các anh, những người luôn sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để sống vì cộng đồng, xây dựng một cuộc sống chung ngày càng tốt đẹp hơn. Và tôi tin, trong thời buổi này vẫn còn rất nhiều bạn trẻ có niềm yêu thích giống như tôi.
Nguyễn Thành Long là một nhà văn mà tên tuổi đã trở thành quen thuộc với bạn đọc yêu thích truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tôi yêu thích truyện ngắn của ông bắt đầu từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Truyện đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc và giúp tôi có những suy nghĩ chín chắn hơn trong cuộc sống. Nói đúng hơn, tôi yêu thích truyện ngắn này chính bởi tôi yêu thích nhân vật chính của truyện.
Câu chuyện có một cái tên rất đỗi trữ tình, trữ tình như chính mảnh đất Sa Pa luôn ẩn hiện trong mây mờ với những vạt rừng trắng muốt hoa mận, hồng tươi hoa đào. Nhân vật chính của truỵen là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng. Anh hai mươi bảy tuổi, nhận công tác được bốn năm, sống một mình giữa núi cao heo hút, nơi đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Tôi thán phục anh vô cùng. Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng anh vẫn rất yêu đời, vẫn say mê làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao. Biết làm chủ cuộc đời, biết lo toan sắp xếp cuộc sống riếng ngăn nắp, ổn định, anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Anh anh là người có nghị lực phi thường, anh đã vượt qua được tất cả, vượt qua được nỗi buồn của sự nhàm chấn và sự cô đơn. ở nơi heo hút ấy. Điều đáng sợ nhất là nỗi cô đơn. Anh thèm người, thèm khát một điều đời thường nhất, nhưng cũng là quan trọng nhất đối với mỗi người. Vì thế, mỗi khi có khách, anh vô cùng vui sướng. Khi gặp ông bác sĩ già và cô kĩ sư trẻ, niềm vui của anh khiến cho cô gái vô cùng xúc động.
Tôi yêu mến người thanh niên ấy không chỉ bởi anh đáng yêu trong cách sống mà còn bởi anh cả sự đáng yêu trong những điều anh nghĩ. Anh cô đơn “thèm tiếng người” nên nghĩ ra cách lấy cây gỗ chặn đường để được nói chuyện trong giây lát với những người đi đường. Điều ấy chẳng có gì là xấu, không có nỗi nhớ người, nhớ nhà như vậy thì anh không còn gần gũi với chúng ta nữa.
Công việc mà người thanh niên ấy cùng bao nhiêu đồng nghiệp của anh đang làm cao cả xiết bao. Họ đã hy sinh những khát vọng, những ham muốn cá nhân, chấp nhận mọi nỗi khổ cực, mà nỗi khổ cực khó vượt qua nhất là sự cô đơn, để mang đến những bản tin dự báo thời tiết. Sự hy sinh của các anh làm nên hạnh phúc và cuộc sống bình yên cho mọi người. Các anh đã đánh đổi hạnh phúc của cá nhân mình để làm giảm đi những bất trắc cho cuộc sống của tất cả chúng ta. Cao cả vậy nhưng anh vẫn rất khiêm tốn. Khi người hoạ sĩ già muốn vẽ anh, anh đã ngượng ngùng và anh muốn giới thiệu với hoạ sĩ những người đáng được vẽ hơn anh. Bởi còn nhiều ngọn núi cao hơn và những người thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp như anh.
Anh thanh niên ấy đã để lại trong tôi một niềm cảm mến vô bờ. Tôi không thể không nghĩ về cuộc sống cô đơn mà các anh phải chịu đựng. Chính tình yêu con người, tình yêu cuộc sống đã khiến anh có đủ can đảm để bám lấy trạm khí tượng và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm và niềm say mê công việc. Nhà văn đã xây dựng được một nhân vật vừa thật đời thường, vừa thật cao đẹp. Nội dung câu chuỵên đơn giản, lại thể hiện một tư tưởng cũng không mấy hấp dẫn, song với những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhà văn dùng để xây dựng nhân vật người thanh niên, câu chuyện đã khiến người đọc thích thú và xúc động.
Những trang viết của nhà văn Nguyễn Thành Long về một trong những người làm nhiệm vụ trông coi trạm khí tượng trên núi cao đã để lại trong tôi nhưng tình cảm tốt đẹp. Tôi đã nhận ra rằng: yêu thương con người và sống thật tốt đẹp sẽ mang lại cho ta một cuộc sống vui vẻ và thật sự có ý nghĩa.
bn có thể kể nhiều những nhân vật khác hay hơn : ví dụ : Bác Hồ , lượm ,.... nha