S và E thường chơi với nhau ngoài giờ học. Họ thường cùng dời nhà vào lúc 3h30 chiều để gặp nhau. Khi S đi bộ còn E đi xe đạp thì họ gặp nhau lúc 3h40 chiều. Khi E đi bộ còn S đi xe đạp thì họ gặp nhau lúc 3h45 chiều. Khi cả 2 cùng đi bộ thì họ gặp nhau lúc 3h54 chiều. Hỏi họ gặp nhau lúc nào nếu cả 2 cùng đi xe đạp?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gọi thời gian anh ta đi bộ thẳng đến sân vận động là t (giờ)
thời gian anh ta đi bộ về nhà là t' (giờ)
Vì thời gian đi cả 2 cách bằng nhau nên thời gian anh ta đạp xe là: t - t' (giờ)
Quãng đường anh ta đạp xe và tổng quãng đường anh ta đi bộ bằng nhau (đều bằng quãng đường từ nhà đến sân vận động)
Vì vận tốc đạp xe gấp 7 lần vận tốc đi bộ và Trên cùng một quãng đường, vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian nên
Tổng thời gian đi bộ gấp 7 lần thời gian đạp xe
=> t + t' = 7 (t - t') => 8t' = 6t => t/t' = 8/6 = 4/3
Với cùng một vận tốc, quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian nên
Quãng đường anh từ chỗ anh ta đứng đến sân vận động / Quãng đường từ chỗ anh ta đứng đến nhà = 4/3
ĐS: 4/3
Bạn alibaba nguyễn giải đúng rồi nhưng mình nghĩ cách này sẽ nhanh hơn :
Giải :
Đặt : \(A=\left(1-\frac{1}{21}\right)\left(1-\frac{1}{28}\right)\left(1-\frac{1}{36}\right)........\left(1-\frac{1}{1326}\right)\)
\(\Rightarrow A=\left(1-\frac{2}{6.7}\right)\left(1-\frac{2}{7.8}\right)\left(1-\frac{2}{8.9}\right).......\left(1-\frac{2}{51.52}\right)\)
\(\Rightarrow A=\frac{5.8}{6.7}.\frac{6.9}{7.8}.\frac{7.10}{8.9}.........\frac{50.53}{51.52}\)
\(\Rightarrow A=\frac{\left(5.6.7......50\right)\left(8.9.10......53\right)}{\left(6.7.8.....51\right)\left(7.8.9......52\right)}\)
\(\Rightarrow A=\frac{5}{51}.\frac{53}{7}\)
\(\Rightarrow A=\frac{265}{357}\)
Vậy : \(\left(1-\frac{1}{21}\right)\left(1-\frac{1}{28}\right)\left(1-\frac{1}{36}\right)......\left(1-\frac{1}{1326}\right)=\frac{265}{357}\)
Thay x = 0 vào x . P(x + 2 ) = ( x2 - 9 )P(x) ta có:
0.P( 0 + 2 ) = (4 - 9). P(0) suy ra 5. P(0) = 0 hay P(0) = 0. Vậy x = 0 là nghiệm của đa thức.
Thay x = 3 vào x . P(x + 2 ) = ( x2 - 9 )P(x) ta có:
3.P(5) = (9 - 9 ).P(3) suy ra P(5 ) = 0 . Vậy x = 5 là nghiệm của đa thức P(x).
Tương tự với x = - 3 ta có:
-3. P(-1) = (9 - 9). P(-3) suy ra P(-1) = 0. Vậy x = -1 cũng là nghiệm của đa thức P(x).
Vậy đa thức P(x) có ít nhất 3 nghiệm là: 0; 5; -1.
b, Giả sử P(x) có nghiệm nguyên là a. Khi đó sẽ có đa thức g(x) để: P(x) = g(x) (x - a).
P(1) = (1-a).g(1) là một số lẻ suy ra 1- a là số lẻ .Vậy a chẵn.
P(0) = a .g(0) là một số lẻ , suy ra a là số chẵn.
a không thể vừa là số lẻ, vừa là số chẵn. Ta có mâu thuẫn.
Vậy ta có ĐPCM.
Bùi Thị Vân ơi, khúc đầu câu a) là thay x=0 vài x.P(x+2) = (x^2-9) P(x) mà bạn thay bị sai thì phải.Bạn xem lại giúp mình
Ái chà mấy hôm nay bài giang cho đều là bài hay nhỉ ? Đợi mình xíu nhoànhoà
Lúc này thầy viết nhầm mất giá trị b,e,f nó phải bằng 1,2,3 và lúc tính quên không lộn ngược c,f,i. Để thầy giải lại:
Ta hãy xét hai biểu thức \(a+\frac{1}{b+\frac{1}{c}},d+\frac{1}{e+\frac{1}{f}}\). Ta thấy rằng, nếu \(a>d\to a+\frac{1}{b+\frac{1}{c}}>d+1\ge d+\frac{1}{e+\frac{1}{f}}\). Điều đó có nghĩa rằng ở phần không chứa phân số, giá trị càng tăng biểu thức càng lớn, không phụ thuộc vào các giá trị ở mẫu. Suy ra để tổng lớn nhất thì \(a,d,g\) phải nhận các giá trị là \(7,8,9\). Không mất tính tổng quát coi \(a=9,d=8,g=7\).
Tiếp theo, xét hai mẫu số \(b+\frac{1}{c},e+\frac{1}{f}\). Nếu \(b>e\to b+\frac{1}{c}>e+1\ge e+\frac{1}{f}\), điều đó có nghĩa làm cho mẫu số tăng lên nếu phần b tăng lên. Để phân số lớn nhất thì mẫu phải nhỏ nhất. Do đó mà \(b,e,h\) phải nhận các giá trị bé nhất là \(1,2,3\). Không mất tính tổng quát coi \(b=1,e=2,h=3\). Cuối cùng ta có các phân số sắp xếp như sau \(\frac{1}{1+\frac{1}{c}}>\frac{1}{2+\frac{1}{f}}>\frac{1}{3+\frac{1}{i}}\). Các số \(c,f,i\)
chỉ nhận các giá trị là 4,5,6. Từ đó ta thấy \(c=6,f=5,i=4\). Vậy giá trị lớn nhất của tổng sẽ là
\(9+\frac{1}{1+\frac{1}{6}}+8+\frac{1}{2+\frac{1}{5}}+7+\frac{1}{3+\frac{1}{4}}=24+\frac{6}{7}+\frac{5}{11}+\frac{4}{13}=\frac{25645}{1001}\).
Đặt \(ab+4=m^2\)\(\left(m\in N\right)\)
\(\Rightarrow ab=m^2-4=\left(m-2\right)\left(m+2\right)\)
\(\Rightarrow b=\frac{\left(m-2\right)\left(m+2\right)}{a}\)
Ta có: \(m=a+2\Rightarrow m-2=a\)
\(\Rightarrow b=\frac{a\left(a+4\right)}{a}=a+4\)
Vậy với mọi số tự nhiên \(a\) luôn tồn tại \(b=a+4\) để \(ab+4\) là số chính phương.
Vinh nên sửa lại là chọn m = a + 2 thì bài toán sẽ chặt chẽ hơn.
Hãy vẽ một đường thẳng màu đỏ cắt một đường thẳng màu xanh trên một tờ giấy(giấy trong hoặc giấy mỏng).
phải gấp tờ giấy thế nào để chứng tỏ 2 góc đối đỉnh thì = nhau?
Giải
+Tớ làm như sau ta có hai đường thẳng xx' và yy'
+Tớ gấp đường thẳng xx' xuống
+Cứ để như thế rồi gập đường thẳng yy' xuống tiếp.
+bạn sẽ thấy có 2 tam giác liền nhau có cạnh bằng nhau và góc bằng nhau.
Điều cần chứng minh.
(ab)^2=(a+b)^3
Từ đó suy ra (ab) phải là lập phương của 1 số, a+b là bình phương của 1 số
(ab) = 27 hoặc 64
chỉ có 27 thỏa mãn
vậy (ab)=27
1. Ta tìm nghiệm x, y > 0. Ta tìm nghiệm y ≤ x, các nghiệm còn lại có được bằng cách hoán vị x và y
3x + 1 ≥ 3y + 1 = kx, với k là số tự nhiên => k = 1, 2, 4 (3y + 1 không chia hết cho 3)
Với k = 1 => 3y + 1 = x, 3x + 1 = 9y + 4 chia hết cho y <=> 4 chia hết cho y <=> y = 1 và x = 3y + 1 = 4, hoặc y = 2 và x = 3y + 1 = 7, hoặc y = 4 và x = 3y + 1 = 13.
Với k = 2 => 3y + 1 = 2x, 3x + 1 = (9y + 5) / 2 = my (với m tự nhiên)
=> (2m - 9)y = 5 => y là ước của 5 <=> y = 1 và x = (3y + 1) / 2 = 2, hoặc y = 5 và x = (3y + 1) / 2 = 8
Với k = 4 => 3x + 1 ≥ 4x => 1 ≥ x ≥ 1 => x = 1 => 3x + 1 = 4 chia hết cho y <=> y = 1, 2 hoặc 4
=> nghiệm (x, y) = (1, 1), (1, 2), (1, 4), (2, 1), (4, 1), (7, 2), (8, 5), (13, 4) và (hoán vị) (2, 7), (5, 8), (4, 13)
2. Ta tìm 2 nghiệm x, y < 0. Đặt x1 = -x > 0, y1 = -y > 0.
3x + 1 = -3x1 + 1 = - (3x1 - 1) chia hết cho y = -y1, tức (3x1 - 1) chia hết cho y1. Tương tự (3y1 - 1) chia hết cho x1. Ta tìm x ≤ y, tức y1 ≤ x1, các nghiệm còn lại có được bằng cách hoán vị x và y.
3x1 - 1 ≥ 3y1 - 1 = kx1, với k là số tự nhiên => k = 1, 2
Với k = 1=> x1 = 3y1 - 1, 3x1 - 1 = 9y1 - 4 chia hết cho y1 <=> 4 chia hết cho y1 <=> y1 = 1 và x1 = 2, hoặc y1 = 2 và x1 = 5, hoặc y1 = 4 và x1 = 11
Với k = 2 => 3y1 - 1 = 2x1, 3x1 - 1 = (9y1 - 5) / 2 = my1 (với m tự nhiên)
=> (9 - 2m)y1 = 5 => y1 là ước của 5 <=> y1 = 1 và x1 = (3y1 - 1) / 2 = 1, hoặc y1 = 5 và x1 = 7
=> nghiệm (x, y) = (-11, -4), (-7, -5), (-5, -2), (-2, -1), (-1, -1) và (-1, -2), (-2, -5), (-4, -11), (-5, -7)
3. Ta tìm nghiệm y < 0 < x, nghiệm x < 0 < y có được bằng cách hoán vị x và y.
Ta đặt y1 = - y > 0.
3x + 1 chia hết cho y = -y1, tức chia hết cho y1. 3y + 1 = -(3y1 - 1) chia hết cho x, tức (3y1 - 1) chia hết cho x.
3a. y1 ≤ x
3x + 1 ≥ 3y1 + 1 > 3y1 - 1 = kx => k = 1, 2 (3y1 - 1 không chia hết cho 3)
Với k = 1 => x = 3y1 - 1 => 3x + 1 = 9y1 - 2 chia hết cho y1 <=> 2 chia hết cho y1 <=> y1 = 1 và x = 3y1 - 1 = 2 hoặc y1 = 2 và x = 5
Với k = 2 => 3y1 - 1 = 2x => 3x + 1 = (9y1 - 1) / 2 = my1(m tự nhiên)
(9 - 2m)y1 = 1 => y1 = 1 => x = (3y1 - 1) / 2 = 1
=> nghiệm (x, y) = (1, -1), (2, -1), (5, -2)
3b. x < y1
ky1 = 3x + 1 < 3y1 + 1 => k = 1, 2 (3x + 1) không chia hết cho 3)
Với k = 1 => y1 = 3x + 1 => 3y1 - 1 = 9x + 2 chia hết cho x <=> 2 chia hết cho x <=> x = 1 và y1 = 3x + 1 = 4, hoặc x = 2 và y1 = 7
Với k = 2 => 2y1 = 3x + 1 => 3y1 - 1 = (9x + 1) / 2 = mx (m tự nhiên)
=> (2m - 9)x = 1 => x = 1 => y1 = (3x + 1) / 2 = 2
=> nghiệm (x, y) = (1, -2), (1, -4), (2, -7)
Vậy nghiệm x, y khác dấu là: (x, y) = (1, -1), (2, -1), (5, -2), (1, -2), (1, -4), (2, -7) và (hoán vị) (-1, 1), (-1, 2), (-2, 5), (-2, 1), (-4, 1), (-7, 2)
-------------
Kết luận: tất cả các nghiệm:
(x, y) = (-11, -4), (-7, -5), (-7, 2), (-5, -7), (-5, -2), (-4, -11), (-4, 1), (-2, -5), (-2, -1), (-2, 1), (-2, 5), (-1, -2), (-1, -1), (-1, 1), (-1, 2), (1, -4), (1, -2), (1, -1), (1, 1), (1, 2), (1, 4), (2, -7), (2, -1), (2, 1), (2, 7), (4, 1), (4, 13), (5, -2), (5, 8), (7, 2), (8, 5), (13, 4)
-----------
Nếu S đi bộ, E đi xe đạp thì tổng vận tốc của 2 bạn là:
1:(3h40-3h30) = 6 (quãng đường/giờ)
Nếu E đi bộ, S đi xe đạp thì tổng vận tốc của 2 bạn là:
1:(3h45-3h30) = 4 (quãng đường/giờ)
Nếu cả 2 bạn cùng đi bộ thì tổng vận tốc của cả 2 bạn là:
1: (3h54-3h30) = 2,5 (quãng đường/giờ)
=> VE đi xe đạp+VE đi bộ+VE đi bộ+VS đi xe đạp+VS đi bộ+VS đi bộ = 6+4+2,5 (quãng đường/giờ)
=> 2.VE đi bộ+2.VS đi bộ+VE đi xe đạp+VS đi xe đạp = 12,5
=> (VE đi bộ+VS đi bộ)+1/2.(VS đi xe đạp+VE đi xe đạp) = 6,25
=> 2,5+1/2.(VS đi xe đạp+VE đi xe đạp) = 6,25
=> VE đi xe đạp+VS đi xe đạp = 7,5 (quãng đường/giờ)
Nếu cả 2 bạn cùng đi xe đạp thì 2 bạn cùng đi:
1:7,5 = \(\frac{2}{15}\) giờ = 8 phút = 8 phút
Nếu cả 2 bạn cùng đi xe đạp thì họ gặp nhau lúc:
3h30+8p = 3h38p
Vì không có thời gian nên tui copy
thế lần trước tui giải công cốc hử