Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Bài giảng giúp học sinh:
- Khởi động: Trả lời câu hỏi "Khi thưởng thức một tác phẩm văn chương, bản thân em thu nhận được điều gì?".
- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
- Tìm hiểu luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
Tác giả Hoài Thanh:
- Quê quán: Nghệ An.
- Ông là nhà văn, nhà phê bình văn học lớn, có nhiều đóng góp nổi bật trong lĩnh vực phê bình văn học ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông:
• Thi nhân Việt Nam
• Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
• Nói chuyện thơ kháng chiến,...
Điền vào chỗ trống.
- Tác giả của văn bản Ý nghĩa văn chương là .
- Quê của ông ở .
- Ông là tác giả có nhiều đóng góp nổi bật trong lĩnh vực ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
Người ta kể chuyện đời xưa một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Nói một cách khác, nhà văn phải biết quên mình trong ngoại cảnh.
[…]
Cảnh trời với lòng người như một đám rừng sâu thẳm, hoa cỏ hương thơm, sắc lạ vô cùng mà người đời là những khách vào rừng lại vì còn phải mưu cầu sự sống, nên chỉ lo bẻ măng đào củ, bao nhiêu cảnh đẹp, bao nhiêu hiện tượng li kì đều bỏ qua không biết, không thưởng thức.[...] Vén tấm màn đen ấy, tìm những cái hay, cái đẹp, cái lạ trong cảnh trí thiên nhiên và trong tâm linh người ta rồi mượn câu văn, tiếng hát, tấm đá, bức tranh làm cho người ta cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm, đó là nhiệm vụ của nghệ thuật và, nói riêng ra, cũng là nhiệm vụ của văn chương.
Làm trọn nhiệm vụ ấy, nhà văn sẽ quên mình, thoát mình ra ngoài phạm vi hẹp hòi của bản thân để sống cái đời của mọi người, mọi vật. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thoả mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn? Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác. Sự sáng tạo này cũng có thể xem là xuất ở mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tế để gọi nó vào thực tế. […] Những thế giới tưởng tượng trong văn chương cũng sáng tạo ra bởi lòng yêu thương vô cùng của nhà văn. Nếu có một người yêu Thúy Kiều còn nồng nàn hơn Kim Trọng, người ấy là Nguyễn Du và chính Nguyễn Du đã trao sự sống của mình cho thiếu nữ trong truyện.
Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
[...]
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến nghìn lần.
Có kẻ nói từ khi thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy không có gì là quá đáng.
Ta có thể tìm rất dễ dàng những ví dụ để chứng rằng, phần nhiều những tình cảm, những cảm giác của người thời bây giờ đều do một ít người xưa có thiên tài sáng tạo ra và lưu truyền lại. Trên quả đất này từ khi có loài người bao giờ vẫn núi non ấy, cây cỏ ấy, thế mà một người đời xưa với một người đời nay nào có trông thấy như nhau. Cả phong cảnh đã thay hình đổi dạng từ khi có những nhà văn đưa cảm giác riêng của họ làm thành cảm giác chung của mọi người. Và có thể nói rằng thế giới như ngày nay là một sự sáng tạo của họ.
Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!
Vậy thì văn chương cứ làm tròn nhiệm vụ tự nhiên của nó cũng đã có ích rồi. Nhà nghệ thuật vị nghệ thuật theo lời Tê-ô-phin Gâu-chê (Théophile Gautier) nói: “Chỉ có cái gì vô ích mới đẹp”. Trái lại, chúng tôi tin rằng cái đẹp tự nhiên đã có ích rồi. Vì cái đẹp văn chương theo chúng tôi là những tình cảm, những cảm giác mới lạ có sức trau dồi, tô điểm cho đời người và trao cho cuộc đời một ý nghĩa sâu, rộng. [...]
(In trong Bình luận văn chương, NXB Giáo dục, 1998)
Thể loại của văn bản là gì?
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
Người ta kể chuyện đời xưa một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Nói một cách khác, nhà văn phải biết quên mình trong ngoại cảnh.
[…]
Cảnh trời với lòng người như một đám rừng sâu thẳm, hoa cỏ hương thơm, sắc lạ vô cùng mà người đời là những khách vào rừng lại vì còn phải mưu cầu sự sống, nên chỉ lo bẻ măng đào củ, bao nhiêu cảnh đẹp, bao nhiêu hiện tượng li kì đều bỏ qua không biết, không thưởng thức. [...] Vén tấm màn đen ấy, tìm những cái hay, cái đẹp, cái lạ trong cảnh trí thiên nhiên và trong tâm linh người ta rồi mượn câu văn, tiếng hát, tấm đá, bức tranh làm cho người ta cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm, đó là nhiệm vụ của nghệ thuật và, nói riêng ra, cũng là nhiệm vụ của văn chương.
Làm trọn nhiệm vụ ấy, nhà văn sẽ quên mình, thoát mình ra ngoài phạm vi hẹp hòi của bản thân để sống cái đời của mọi người, mọi vật. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thoả mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn? Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác. Sự sáng tạo này cũng có thể xem là xuất ở mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tế để gọi nó vào thực tế. […] Những thế giới tưởng tượng trong văn chương cũng sáng tạo ra bởi lòng yêu thương vô cùng của nhà văn. Nếu có một người yêu Thúy Kiều còn nồng nàn hơn Kim Trọng, người ấy là Nguyễn Du và chính Nguyễn Du đã trao sự sống của mình cho thiếu nữ trong truyện.
Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
[...]
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến nghìn lần.
Có kẻ nói từ khi thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy không có gì là quá đáng.
Ta có thể tìm rất dễ dàng những ví dụ để chứng rằng, phần nhiều những tình cảm, những cảm giác của người thời bây giờ đều do một ít người xưa có thiên tài sáng tạo ra và lưu truyền lại. Trên quả đất này từ khi có loài người bao giờ vẫn núi non ấy, cây cỏ ấy, thế mà một người đời xưa với một người đời nay nào có trông thấy như nhau. Cả phong cảnh đã thay hình đổi dạng từ khi có những nhà văn đưa cảm giác riêng của họ làm thành cảm giác chung của mọi người. Và có thể nói rằng thế giới như ngày nay là một sự sáng tạo của họ.
Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!
Vậy thì văn chương cứ làm tròn nhiệm vụ tự nhiên của nó cũng đã có ích rồi. Nhà nghệ thuật vị nghệ thuật theo lời Tê-ô-phin Gâu-chê (Théophile Gautier) nói: “Chỉ có cái gì vô ích mới đẹp”. Trái lại, chúng tôi tin rằng cái đẹp tự nhiên đã có ích rồi. Vì cái đẹp văn chương theo chúng tôi là những tình cảm, những cảm giác mới lạ có sức trau dồi, tô điểm cho đời người và trao cho cuộc đời một ý nghĩa sâu, rộng. [...]
(In trong Bình luận văn chương, NXB Giáo dục, 1998)
Trong văn bản, cách trình bày vấn đề khách quan thể hiện thế nào?
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
Người ta kể chuyện đời xưa một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Nói một cách khác, nhà văn phải biết quên mình trong ngoại cảnh.
[…]
Cảnh trời với lòng người như một đám rừng sâu thẳm, hoa cỏ hương thơm, sắc lạ vô cùng mà người đời là những khách vào rừng lại vì còn phải mưu cầu sự sống, nên chỉ lo bẻ măng đào củ, bao nhiêu cảnh đẹp, bao nhiêu hiện tượng li kì đều bỏ qua không biết, không thưởng thức. [...] Vén tấm màn đen ấy, tìm những cái hay, cái đẹp, cái lạ trong cảnh trí thiên nhiên và trong tâm linh người ta rồi mượn câu văn, tiếng hát, tấm đá, bức tranh làm cho người ta cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm, đó là nhiệm vụ của nghệ thuật và, nói riêng ra, cũng là nhiệm vụ của văn chương.
Làm trọn nhiệm vụ ấy, nhà văn sẽ quên mình, thoát mình ra ngoài phạm vi hẹp hòi của bản thân để sống cái đời của mọi người, mọi vật. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thoả mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn? Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác. Sự sáng tạo này cũng có thể xem là xuất ở mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tế để gọi nó vào thực tế. […] Những thế giới tưởng tượng trong văn chương cũng sáng tạo ra bởi lòng yêu thương vô cùng của nhà văn. Nếu có một người yêu Thúy Kiều còn nồng nàn hơn Kim Trọng, người ấy là Nguyễn Du và chính Nguyễn Du đã trao sự sống của mình cho thiếu nữ trong truyện.
Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
[...]
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến nghìn lần.
Có kẻ nói từ khi thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy không có gì là quá đáng.
Ta có thể tìm rất dễ dàng những ví dụ để chứng rằng, phần nhiều những tình cảm, những cảm giác của người thời bây giờ đều do một ít người xưa có thiên tài sáng tạo ra và lưu truyền lại. Trên quả đất này từ khi có loài người bao giờ vẫn núi non ấy, cây cỏ ấy, thế mà một người đời xưa với một người đời nay nào có trông thấy như nhau. Cả phong cảnh đã thay hình đổi dạng từ khi có những nhà văn đưa cảm giác riêng của họ làm thành cảm giác chung của mọi người. Và có thể nói rằng thế giới như ngày nay là một sự sáng tạo của họ.
Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!
Vậy thì văn chương cứ làm tròn nhiệm vụ tự nhiên của nó cũng đã có ích rồi. Nhà nghệ thuật vị nghệ thuật theo lời Tê-ô-phin Gâu-chê (Théophile Gautier) nói: “Chỉ có cái gì vô ích mới đẹp”. Trái lại, chúng tôi tin rằng cái đẹp tự nhiên đã có ích rồi. Vì cái đẹp văn chương theo chúng tôi là những tình cảm, những cảm giác mới lạ có sức trau dồi, tô điểm cho đời người và trao cho cuộc đời một ý nghĩa sâu, rộng. [...]
(In trong Bình luận văn chương, NXB Giáo dục, 1998)
Dòng nào nhận xét đúng về hai cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan trong văn bản?
Văn bản dưới đây là được tạo ra tự động từ nhận diện giọng nói trong video nên có thể có lỗi
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây