Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Xuân Diệu SVIP
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Hai anh em Hoài Thanh, Hoài Chân sinh ra ở xã Nghi Trung, Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào chống Pháp của Phan Bội Châu.
- Hoài Thanh (1909 - 1982), tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên, là nhà phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Hoài Chân (1914 - ?), em ruột Hoài Thanh, tên khai sinh là Nguyễn Đức Phiên, là nhà phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: In trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân, NXB Văn học, Hà Nội, 1988, tr.103 - 105.
- Kiểu văn bản:
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
- Bố cục:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Phong cách thơ Xuân Diệu
- Những từ ngữ, hình ảnh bàn về phong cách thơ Xuân Diệu:
+ lối dùng chữ quá Tây.
+ ý tứ mượn trong thơ Pháp.
+ cái dáng dấp yêu kiều.
+ cái cốt cách phong nhã của điệu thơ.
+ một cái gì rất Việt Nam.
+ một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy.
+ nồng nàn, tha thiết.
+ rung động tinh vi.
+ tâm hồn phức tạp.
+ ...
- Thơ Xuân Diệu thuộc phong cách lãng mạn, vừa truyền thống vừa mới mẻ.
Những căn cứ cho thấy thơ Xuân Diệu thuộc phong cách lãng mạn:
+ Nội dung:
- Thơ tập trung thể hiện những cảm xúc, suy tư của con người trước cuộc sống.
- Nổi bật là những bài thơ về tình yêu, tuổi trẻ và sự sống.
- Quan niệm sống mới mẻ, tích cực: "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm".
+ Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều thể thơ khác nhau, chủ yếu là thơ thất ngôn và thơ tự do.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu sức gợi tả, gợi cảm.
- Xây dựng hình ảnh thơ sáng tạo, độc đáo.
- Có giọng thơ đa dạng, thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc.
- Cái tôi trong thơ Xuân Diệu:
=> Hoài Thanh - Hoài Chân đã có những phân tích, đánh giá rất đúng đắn. Để làm sáng tỏ quan điểm của mình, hai tác giả này đã dùng những lí lẽ sắc bén, những bằng chứng xác thực, tiêu biểu được trích từ các tác phẩm thơ của Xuân Diệu.
2. So sánh hình ảnh thơ "con cò" trong thơ Xuân Diệu với "con cò" trong thơ Vương Bột.
- Vương Bột là nhà thơ đời Đường (Trung Quốc) nổi tiếng với câu thơ sau
Phiên âm:
Lạc hà dữ cô lộ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc
Dịch nghĩa:
Ráng chiều với cánh cò đơn độc cùng bay
Nước mùa thu với trời rộng một màu
- Tác giả Hoài Thanh - Hoài Chân so sánh hình ảnh thơ "con cò" trong thơ Xuân Diệu với "con cò" trong thơ Vương Bột như sau: Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới.
+ hơn một ngàn năm:
+ hai thế giới: sự khác biệt về văn hóa giữa hai nước và sự khác biệt về phong cách sáng tác của hai tác giả.
=> Hoài Thanh - Hoài Chân đã có nhận xét độc đáo, tinh tế, chính xác.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Văn bản đã chứng minh được thơ Xuân Diệu rất riêng nhưng vẫn mang đậm nét đặc trưng của nền văn học Việt Nam ta. Qua đó, ta thấy được Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn, yêu đời, tha thiết với cuộc sống; luôn vươn tới cái hoàn mĩ, tuyệt đích.
2. Nghệ thuật
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây