Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SVIP
1. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
a) Diễn biến cơ bản về chính trị
* Sự ra đời vương triều Vi-giay-a
- Năm 988, một quý tộc người Chăm-pa đã lập ra Vương triều Vi-giay-a, mở ra một thời kì phát triển mới của Vương quốc Chăm-pa.
- Kinh đô được chuyển về Vi-giay-a (còn gọi là Đồ Bàn hay Chà Bàn, thuộc An Nhơn, Bình Định ngày nay).
* Tình hình chính trị
- Từ năm 988-1220:
+ Gặp nhiều khó khăn ở trong nước, phải tiến hành các cuộc chiến tranh với Chân Lạp cũng như giải quyết xung đột với Đại Việt ở phía bắc.
+ Năm 1069, vua Chăm-pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý (Quảng Bình) và Ma Linh (phía bắc tỉnh Quảng Trị) cho Đại Việt.
+ “Cuộc chiến tranh Một trăm năm" (khoảng 1113-1220), khiến Chăm-pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng.
- Từ năm 1220-1353:
+ Là thời kì thịnh đạt nhất của Vương triều Vi-giay-a.
+ Chăm-pa thoát khỏi ách đô hộ của Chân Lạp, củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ,…
- Từ cuối thế kỉ XIV đến năm 1471: Vương triều Vi-giay-a khủng hoảng, suy yếu.
- Từ năm 1471 đến đầu thế kỉ XVI: lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp nhiều phần và chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.
Năm 1305, vua Chăm-pa là Chế Mân sai người mang lễ vật xin cưới Công chúa Huyền Trân-con gái của vua Trần Nhân Tông. Năm 1306, Huyền Trân lên thuyền vào Chăm-pa. Truyền thuyết của người Chăm-pa kể lại: Đích thân vua Chế Mân mặc bộ quần áo màu trắng, đi giày đen thêu chim thần Ga-ru-đa ra đón, hôn lễ của họ được cử hành suốt ba ngày ba đêm và Huyền Trân được phong làm Vương hậu.
b) Tình hình kinh tế, văn hóa
* Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh tế.
+ Kết hợp sản xuất nông nghiệp với các hoạt động chăn nuôi; đánh bắt hải sản và khai thác lâm, thổ sản.
- Thủ công nghiệp:
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển,...
+ Xuất hiện nhiều lò gốm nổi tiếng như: Gò Sành, Trường Cửu, Gò Cây Me...
- Thương nghiệp đường biển phát triển mạnh mẽ với nhiều hải cảng, như Đại Chiêm (Quảng Nam); Tân Châu (Thị Nại ở Binh Định),...
* Tình hình văn hóa
- Tôn giáo-tín ngưỡng:
+ Hin-đu giáo lá tôn giáo có vị tri quan trọng nhất.
+ Phật giáo tiếp tục có những bước phát triển.
+ Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong đời sống cư dân.
- Chữ viết: chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hoàn thiện.
- Kiến trúc và điêu khắc: nổi tiếng nhất thời kì này là các đền tháp được xây bằng gạch nung và trang trí phù điêu,...
- Ca múa nhạc: sử dụng các bộ nhạc cụ như trống, kèn Sa-ra-na,…; điệu múa nổi tiếng là vũ điệu Áp-sa-ra….
2. Lược sử vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Một số sử sách phân biệt rõ hai vùng đất thuộc Vương quốc Chân Lạp từ sau thế kỉ VII là "Lục Chân Lạp" và "Thủy Chân Lạp". Trong đó, Lục Chân Lạp là vùng đất gốc của người Khơ-me (nay thuộc Cam-pu-chia), có địa hình cao và đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của triều đình Chân Lạp. Còn Thủy Chân Lạp chủ yếu thuộc khu vực Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
a) Diễn biến cơ bản về chính trị
- Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (Cam-pu-chia).
- Tuy nhiên, trong thực tế, triều đình Ăng-co gặp nhiều khó khăn và hầu như không thể quản lí được vùng đất này. Việc cai trị vùng đất Nam Bộ phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam.
- Suốt giai đoạn thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIV, cư dân ở đây rất thưa vắng. Vài thế kỉ sau đó mới có những nhóm lưu dân người Việt đến khẩn hoang.
b) Tình hình kinh tế-văn hóa
* Về kinh tế:
- Canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản; làm các nghề thủ công và buôn bán nhỏ.
- Thương nghiệp không còn phát triển như thời kì Vương quốc Phù Nam.
* Về văn hóa:
- Ảnh hưởng của văn minh Ăng-co ở vùng đất Nam Bộ không đậm nét; người dân tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
- Hin-đu giáo, Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian,… tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hóa của cư dân.
- Đời sống vật chất và tinh thần phản ánh một nền văn hoà bình dân của những con người sống ở vùng khí hậu nóng ẩm và môi trường sông nước.
Vận dụng: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lí giải về những nguyên nhân khiến trong một thời kì dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soát được vùng đất Nam Bộ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây