Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) SVIP
VIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG
(MỘT THÓI XẤU CỦA CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI)
1. Phân tích bài viết tham khảo
CHEN LẤN, XÔ ĐẨY NƠI CÔNG CỘNG – MỘT THÓI QUEN XẤU
Trong tiết sinh hoạt tuần trước, thầy giáo chiếu cho lớp tôi xem đoạn phim ngắn ghi lại cảnh một đám đông ồn ào, náo loạn, có người nhảy lên cả hàng rào trước một ngôi đền nổi tiếng. “Những hình ảnh vừa xem gợi cho em suy nghĩ gì về những sự việc thường diễn ra nơi công cộng ở nước ta?” – Thầy giáo nêu câu hỏi, yêu cầu chúng tôi bàn luận về hiện tượng được đề cập trong đoạn phim. Tôi hiểu, đó chính là hiện tượng chen lấn, xô đẩy nơi công cộng – một thói quen xấu đang tồn tại trong cuộc sống của chúng ta.
Phải thừa nhận một thực tế, không gian công cộng ở nhiều nơi của nước ta khá lộn xộn, nhốn nháo, chen chúc, mất trật tự. Từ không gian nhỏ như cửa hàng, cửa hiệu, rạp chiếu phim,… đến không gian lớn như bến xe, nhà ga, khu mua sắm, công viên, sân vận động,… chỗ nào cũng có thể bắt gặp cảnh chen lấn, xô đẩy, giành chỗ đứng chỗ ngồi, nhất là khi có sự kiện. Hành vi chen lấn, xô đẩy nơi công cộng có thể bắt đầu một cách bột phát, tuy nhiên, khi nó trở thành một thói quen phổ biến, ảnh hưởng xấu đến văn hóa và trật tự công cộng, gây mất an toàn cho cộng đồng thì rất cần phải cảnh báo, phê phán và có giải pháp loại bỏ.
Thói quen chen lấn, xô đẩy nơi công cộng trước hết cho thấy sự thấp kém về văn hóa của người tham gia. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp tạo ra nhiều vụ lộn xộn, ẩu đả. Cũng như nhiều thói xấu khác, thói quen này có khả năng lây lan. Một khi nó trở thành phản ứng dây chuyền trong đám đông, tình hình sẽ khó kiểm soát và có lúc dẫn đến hậu quả khôn lường. Không thể quên những thảm họa khủng khiếp, chẳng hạn 96 người chết và hơn 200 người bị thương trong vụ giẫm đạp ở một sân vận động của nước Anh vào năm 1989, 1426 người hành hương tử vong trong vụ giẫm đạp gần thánh địa Méc-ca vào năm 1990,… Vào đêm 29/10/2022, ít nhất 151 người đã thiệt mạng và 82 người khác bị thương trong vụ giẫm đạp ở một quận của Hàn Quốc trong một lễ hội hóa trang… Còn bao nhiêu vụ việc đau lòng tương tự đã từng xảy ra. Ai dám khẳng định rằng, những thảm họa nói trên không bắt đầu từ hành vi chen lấn, xô đẩy của một nhóm người manh động nào đó?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thói quen chen lấn, xô đẩy nơi công cộng. Trước hết, là tâm lí muốn giành phần hơn cho mình. Đi đường, muốn nhanh hơn người khác một vài phút, không ít người chen lấn để vượt lên, bất chấp luật lệ giao thông, bất chấp nguy hiểm. Để cố mua được chiếc vé trước mọi người, có người không biết xấu hổ, sẵn sàng chen ngang vào giữa dòng người đang xếp hàng ngay ngắn. Lại có người xô đẩy, chen lấn chỉ để chứng tỏ ta đây là kẻ mạnh, dám bỏ qua mọi quy tắc. Cuối cùng, hiện tượng này còn là một biểu hiện của “hiệu ứng đám đông”. Người khác chen lấn được, tại sao mình lại không? Cứ thế, hiện tượng ấy lây lan tự nhiên từ người này sang người khác, trở thành một thói quen xấu trong cộng đồng.
Hẳn có người sẽ biện minh rằng: Trong một số lễ hội, việc chen lấn có thể xem như một nghi thức văn hóa – tín ngưỡng dân gian (hội Chen, hội cướp phết,…). Nếu hội hè hoặc chợ búa lúc nào cũng trật tự, cũng xếp hàng thì còn gì là không khí vui nhộn? Hoặc trong một số tình huống đặc biệt, chen ngang, không xếp hàng là điều có thể thông cảm. Thực tế, gặp những trường hợp đặc biệt như người già yếu, phụ nữ có thai, các em nhỏ, người có việc khẩn cấp,… người ta đều có cách ưu tiên (bằng nội quy hoặc lối xử sự của những người xung quanh). Những trường hợp vừa nêu trên không làm thay đổi bản chất vấn đề, nghĩa là việc xếp hàng, giữ trật tự, tuân thủ quy tắc về khoảng cách an toàn (không chen lấn, xô đẩy,…) trong các hoạt động thông thường nơi công cộng vẫn luôn là điều cần thiết.
Không ít lần tôi chứng kiến cảnh chen lấn, xô đẩy trong đám đông, nhưng đây là lần đầu tiên tôi có dịp suy nghĩ kĩ càng, sâu sắc về hiện tượng này. Tôi giật mình khi nhớ ra có lúc mình cũng bị cuốn vào đám đông và có hành vi giống mọi người. Nhưng giờ đây tôi đã hiểu rằng, từ bỏ thói quen không đẹp kia là điều hết sức cần thiết. Việc này có phần thuộc về cách tổ chức, điều hành các hoạt động nơi công cộng của những người có trách nhiệm, nhưng phần lớn thuộc về ý thức của mỗi cá nhân. Trong việc thay đổi thói quen xấu này, không ai là người ngoài cuộc.
(Bài làm của học sinh, có chỉnh sửa)
Vấn đề đó được hiểu như thế nào? Vì sao nó đáng phê phán?
Dựa vào thực tế cuộc sống để chỉ ra những đặc điểm của thói quen chen lấn, xô đẩy nơi công cộng và những hậu quả của nó: “không gian cộng đồng ở nhiều nơi của nước ta khá lộn xộn, ẩu đả”. Một thói quen của cá nhân hoặc của một cộng đồng khi trở thành tác nhân gây hại, làm ảnh hưởng tới sự an toàn của người khác hoặc tới trật tự xã hội thì đương nhiên cần phê phán để loại bỏ.
Trong phần thân bài, người viết đã đưa ra những khía cạnh nào của vấn đề?
Dựa trên những phân tích, người viết cần chú ý:
Yêu cầu:
- Nêu được vấn đề nghị luận.
- Làm rõ vấn đề nghị luận (giải thích vấn đề đời sống được bàn luận).
- Trình bày được ý kiến phê phán của người viết, nêu rõ lí lẽ và bằng chứng để chứng minh sự phê phán là có cơ sở.
- Đối thoại với những ý kiến khác (giả định) nhằm khẳng định quan điểm của người viết.
- Khẳng định ý kiến phê phán, rút ra bài học.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây