Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ SVIP
I. Định hướng
1. Khái niệm
- Trong bài nghị luận, so sánh là một thao tác lập luận được thực hiện thông qua việc phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản thơ về một hoặc một số yếu tố như đề tài, chủ đề, nhân vật trữ tình, hình ảnh, cấu tứ, giọng điệu, nhạc điệu,... để thuyết phục người đọc về một phương diện nào đó cần được làm sáng tỏ của các hiện tượng thơ hoặc đời sống văn học. Từ kết quả của việc so sánh, người viết đưa ra những nhận xét, đánh giá. Chẳng hạn, Xuân Diệu đã so sánh một loạt bài thơ về mưa của tác giả Huy Cận như: Điệu buồn, Mưa, Buồn đêm mưa (trong tập Lửa thiêng), Mưa mười năm sau (1949), thậm chí còn so sánh với các bài thơ về mưa trong thơ Đỗ Phủ, thơ Nguyễn Du, trong ca dao, dân ca,... từ đó chỉ ra niềm vui khoẻ khoắn của Huy Cận trong bài Mưa xuân trên biển (1959). Khi bình bài Sáng tháng Năm của Tố Hữu, Hoài Thanh đã so sánh hình ảnh mái tóc bạc của Hồ Chí Minh trong bốn bài thơ khác nhau của Tố Hữu để nói lên “sức sáng tạo không ngừng” của thi sĩ,...
- Bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ có thể hình thành từ nhiều yêu cầu khác nhau như so sánh cả tác phẩm hoặc yếu tố nội dung / hình thức, hay so sánh một khổ, một câu, một đoạn thơ, một chi tiết, hình ảnh cụ thể nào đó,... trong hai văn bản thơ.
2. Yêu cầu
Để viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ, các em cần lưu ý:
- Xác định mục đích so sánh, đánh giá (để thuyết phục về sự đánh giá hoặc làm rõ vấn đề văn học nào).
- Xác định đối tượng và phạm vi so sánh (hai văn bản thơ nào).
- Lựa chọn một số tiêu chí và phương diện cụ thể cần so sánh của hai văn bản thơ (nội dung: đề tài, chủ đề, cảm hứng,..; nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh, cấu tứ, biện pháp tu từ,...).
- Phân tích điểm giống hay khác nhau hoặc cả giống và khác nhau giữa của các văn bản thơ được so sánh, bước đầu đưa ra một số lí giải về nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt.
- Trên cơ sở kết quả so sánh, đưa ra những nhận xét, đánh giá làm nổi bật quy luật chung của sáng tạo văn chương cũng như cái hay, cái đẹp, tính độc đáo, nét đặc sắc riêng của mỗi tác phẩm,...
- So sánh không nhằm đề cao hay hạ thấp một tác phẩm hoặc để phô trương kiến thức khiến bài viết trở nên tản mạn, lạc đề,....
- Đảm bảo cấu trúc chung của một bài nghị luận văn học, tính chính xác của các dẫn chứng thơ ca, tính chặt chẽ của các lập luận lô gích và tính hình tượng, biểu cảm của ngôn ngữ,...
3. Các bước thực hiện
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về hai văn bản thơ cần so sánh.
- Thân bài:
+ Khái quát về hai văn bản thơ và những phương diện cần so sánh ở hai văn bản: Bối cảnh ra đời, nội dung, nghệ thuật,...
+ Phân tích điểm giống hay khác nhau hoặc cả giống và khác nhau giữa của các văn bản thơ được so sánh, cần lí giải về nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt.
+ Nhận xét, đánh giá để làm nổi bật quy luật chung của sáng tạo văn chương cũng như cái hay, cái đẹp, tính độc đáo, nét đặc sắc riêng của mỗi tác phẩm.
- Kết bài: Nhấn mạnh lại những điểm tương đồng nổi bật và những điểm độc đáo riêng biệt của hai văn bản thơ.
II. Phân tích bài viết tham khảo
1. Thực hành viết theo các bước
Bài tập: Hãy so sánh và nêu nhận xét, đánh giá của em về hai đoạn thơ trong Việt Bắc (Tố Hữu) và Bài thơ của một người yêu nước mình (Trần Vàng Sao).
- Đặc điểm nội dung, nghệ thuật trong hai đoạn thơ:
+ Về nội dung:
Việt Bắc | Bài thơ của một người yêu nước mình |
Nói về những kỉ niệm gắn bó sâu sắc giữa chiến sĩ cách mạng về Tây Bắc và với người dân Tây Bắc. Đó là sự sẻ chia, gắn kết và cùng nhau trải qua gian khó của quân và dân Tây Bắc thời đó. | Gợi về những kỉ niệm buồn trong kí ức của tác giả. Những kí ức đó gắn với người mẹ lận đận, vất vả vì góa chồng sớm. Nhưng vì thương con mà vẫn gắng gượng chịu đựng, nuôi con khôn lớn. |
+ Về nghệ thuật:
- Nhận xét: Dù cùng viết về những kỉ niệm, đều đem đến sự giao cảm mạnh mẽ, sâu sắc giữa con người và thơ ca, nhưng hai văn bản thơ lại đem đến những chiêm nghiệm khác nhau về gia đình, quê hương và đất nước. Nếu Tố Hữu khắc họa tình quân dân như cá với nước, Trần Vàng Sao lại tô đậm những kí ức buồn về người mẹ tần tảo sớm hôm. Nếu Tố Hữu dùng giọng thơ thiết tha, trìu mến cùng thể thơ lục bát và cách gieo vần linh hoạt để gợi lên những kỉ niệm về tình quân dân một cách sinh động, tươi tắn; Trần Vàng Sao lại dùng giọng điệu chua xót, trầm buồn kết hợp với thể thơ tự do, không gieo vần để gợi lên hình ảnh người mẹ lam lũ.
2. Rèn luyện kĩ năng viết: Thao tác so sánh thơ
a. Cách thức
b. Bài tập: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
- Nội dung và phạm vi so sánh trong đoạn văn:
+ Nội dung so sánh:
+ Phạm vi so sánh: So sánh hai đoạn thơ nói về mùa xuân (thuộc hai bài thơ lớn), qua đó so sánh tâm trạng của nhân vật trữ tình về tình yêu trong khung cảnh mùa xuân.
- Những câu văn nêu nhận xét, đánh giá của người viết:
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây