Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên SVIP
VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH GIẢI THÍCH MỘT HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
1. Yêu cầu của kiểu bài:
- Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích.
- Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích.
- Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn.
- Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người.
2. Phân tích bài viết tham khảo:
Ghềnh Đá Đĩa
Từ thành phố Tuy Hoà, Phú Yên, xuôi theo quốc lộ 1A về hướng bắc khoảng 30 ki-lô-mét, sau đó đến thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An) rẽ phải về hướng đông khoảng 12 ki-lô-mét, du khách sẽ đến ghềnh Đá Đĩa (hay còn gọi là gành Đá Đĩa).
Với chiều rộng hơn 50 mét và dài khoảng 200 mét, nhìn từ xa, ghềnh Đá Đĩa như một tổ ong khổng lồ, ánh lên màu đen huyền bí nổi bật giữa một vùng trời biển trong xanh. Càng tiến lại gần, du khách sẽ càng ngỡ ngàng khi trước mắt hiện ra hàng chục nghìn cột đá có hình lục giác, hình vuông hoặc hình tròn, lớp nọ xếp nối lên lớp kia, liền khít nhau như có sự sắp đặt của bàn tay con người. Có những chỗ đá xếp cao và thẳng, có chỗ lại xếp trải dài hoặc nghiêng, trông như chồng bát đĩa. Theo dòng chảy thời gian cùng những đợt sóng dồn từ biển, các cột đá ở đây không hề tách rời hay đứt gãy mà cứ bám vào nhau, lớp nọ nối tiếp lớp kia vươn mình ra biển lớn.
Theo các nhà khoa học, đá ở ghềnh Đá Đĩa là loại đá badan hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hoà (Phú Yên) cách đây gần 200 triệu năm và cách vị trí ghềnh Đá Đĩa ngày nay khoảng 30 ki-lô-mét theo đường chim bay. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa, gặp nước lạnh đông cứng lại và rạn nứt đa chiều một cách tự nhiên. Phần lớn đá nứt theo mạch dọc, tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên, cũng có những đường xiết ngang cắt cột đá thành những hình dạng khác nhau. Trên thế giới, ngoài Phú Yên chỉ có một vài nơi khác có hiện tượng này như là các ghềnh đá Giai-ân Cao-xơ-uây (Giant’s Causeway) ở Ai-rơ-len (Ireland), Gio-xan-gi-o-li (Jusangjeolli) ở Hàn Quốc, Phin-gồ (Fingal) ở Xcốt-len (Scotland),...
Năm 1998, ghềnh Đá Đĩa đã được Nhà nước cấp chứng nhận danh thắng cấp quốc gia và được tỉnh Phú Yên đưa vào khai thác du lịch. Với vẻ đẹp hoang sơ và tạo hình ấn tượng, ghềnh Đá Đĩa ngày càng được nhiều du khách biết đến, trở thành điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến với mảnh đất Phú Yên.
(Theo Phạm Phương, Vietnamtourism –
Tạp chí điện tử của Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ngày 15/7/2016)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây