Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết truyện kể sáng tạo SVIP
Viết truyện kể sáng tạo
I. Định hướng
1. Khái niệm
- Thông qua câu chuyện, tác giả thể hiện những quan điểm, suy nghĩ, thái độ của mình về những vấn đề của đời sống.
- Trong truyện, bên cạnh lời kể còn có những câu, đoạn văn miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật đặc điểm của nhân vật hoặc bối cảnh, đồng thời bộc lộ cái nhìn, tình cảm, cảm xúc của người kể và của chính nhà văn.
- Truyện kể sáng tạo có thể là một câu chuyện hoàn toàn mới hoặc mô phỏng một truyện đã có nhưng điều chỉnh, thay đổi các chi tiết, sự việc, nhân vật,... theo ý tưởng của người kể.
- Truyện kể sáng tạo khác với các văn bản như nhật kí, hồi kí, bản tường trình,...; truyện cho phép người viết tưởng tượng những sự việc, con người không có thật (như thần tiên, ma quỷ...) hoặc chỉ có một phần sự thật (như Sự tích Hồ Gươm).
- Tuy nhiên dù hư cấu thế nào thì việc sáng tạo ra các tình huống, sự việc, chi tiết, nhân vật (con người, con vật, thần thánh,...) thì cũng chỉ là phương thức để người viết gửi gắm những thông điệp về cuộc sống. Đó có thể là một bài học về đạo lí, lối sống hay một quan niệm, một góc nhìn về thiên nhiên, xã hội, con người.
2. Lưu ý
Để viết truyện kể sáng tạo, cần lưu ý xác định:
- Mục đích viết.
- Đối tượng người đọc truyện hướng đến.
- Sự việc định kể hoặc truyện được mô phỏng.
- Người kể chuyện.
- Không gian, thời gian.
- Những nhân vật trong truyện, nhân vật chính.
- Phần mở đầu, diễn biến và kết thúc
- Cần đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào những đoạn nào trong truyện và để làm gì?
II. Thực hành
1. Thực hành viết theo các bước
Bài tập: Hãy nhập vai một trong ba nhân vật: Me-ri, cha dượng hoặc mẹ Me-ri trong văn bản Vụ cải trang bất thành (trích "Sơ-lốc Hôm" của Đoi-lơ) để kể lại câu chuyện trong phần 3 của văn bản.
a. Chuẩn bị
- Đọc lại văn bản.
- Xác định người kể: Me-ri, cha dượng hay mẹ Me-ri, để chuyển lời kể phù hợp với ngôi kể.
b. Tìm ý và lập dàn ý (ví dụ với người kể là Me-ri)
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời cho các câu hỏi liên quan đến văn bản.
+ Nội dung chính của phần 3 kể về việc gì?
Ví dụ: Hôm tìm ra được âm mưu và vạch tội Uyn-đi-banh.
+ Nếu Me-ri kể lại thì lời văn và chi tiết câu chuyện phải thay đổi thế nào?
Ví dụ nếu Me-ri kể lại câu chuyện thì lời văn và chi tiết sẽ được thể hiện theo cách nhìn nhận, đánh giá của Me-ri.
+ Cần tạo lại tình huống và sắp xếp lại câu chuyện như thế nào theo lời kể của Me-ri?
Ví dụ có thể tạo thêm tình huống Me-ri nhìn thấy Uyn-đi-banh đi vào với dáng vẻ tự tin, vui vẻ, sau đó Me-ri mới bắt đầu kể lại câu chuyện.
+ Lựa chọn hoặc bổ sung các chi tiết miêu tả, biểu cảm vào câu chuyện như thế nào?
Ví dụ có thể bổ sung thêm các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật Uyn-đi-banh, nhân vật Hôm... hoặc có thể đan xen chi tiết thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, buồn bã của Me-ri khi kể lại sự việc.
- Lập dàn ý.
Mở đầu |
Nêu bối cảnh câu chuyện. Ví dụ: Khi thám tử Hôm vạch tôi của Uyn-đi-banh, Me-ri đã có mặt và chứng kiến cảnh cuối) |
Diễn biến |
Dựa vào phần 3 của văn bản (trang 15 - 16), kể lại câu chuyện, ví dụ: + Tôi nhìn thấy Uyn-đi-banh thu mình trong ghế bành, đầu gục xuống, sụp đổ hoàn toàn khi nghe Hôm kể lại toàn bộ sự việc. + Hóa ra hắn (Uyn-đi-banh) đã lừa dối tôi bằng cách lợi dụng sự đồng lõa của mẹ tôi cùng trạng thái cận thị nặng của tôi để đóng giả làm Hót-mơ Ên-giô và tán tỉnh, tỏ tình với tôi. + Hắn đã lừa dối tôi bằng cách luôn đeo kính màu để che đậy cặp mắt vốn thân quen, đeo râu tóc giả, biến giọng nói thông thường thành một giọng nói thì thầm khó nghe. + Bằng cách đó, hắn đã thành công làm tôi tin tưởng. Sau đó hắn đã giả vờ biến mất không dấu vết. + Nghe hết câu chuyện của Hôm, tôi đẩy cửa đi vào, nhìn chằm chằm vào gã cha dượng. Tôi thật sự không dám tin vào sự thật này. Gã cha dượng nhìn thấy tôi liền hốt hoảng, sợ hãi bỏ chạy ra khỏi căn nhà của Hôm. |
Kết thúc |
Nêu suy nghĩ của Me-ri sau vụ việc. Ví dụ: Tôi hoàn toàn ngỡ ngàng trước âm mưu của cha dượng và rất cảm ơn thám tử Hôm đã giúp mình làm sáng tỏ vụ việc, tránh được một sai lầm khủng khiếp trong đời. |
c. Viết
- Viết văn bản truyện theo dàn ý. Trong khi viết, có thể điều chỉnh, bổ sung các chi tiết hoặc yếu tố miêu tả, biểu cảm.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Đọc lại văn bản đã viết và đối chiếu với dàn ý đã làm để xác định những nội dung còn chưa đúng, bị sót hoặc tản mạn, lạc ra ngoài phạm vi đề tài, chủ đề.
- Ở bài này cần chú ý chọn ngôi kể và điểm nhìn để kể lại sự việc, diễn biến của câu chuyện; sử dụng lời văn cho phù hợp với ngôi kể; tự đánh giá các chi tiết mà em đã "sáng tạo" có hợp lý hay không.
- Rà soát lại văn bản để kiểm tra và chỉnh sửa các lỗi về hình thức (nếu có) như: Chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt...
- Trong trường hợp có sai sót về nội dung và hình thức, cần đánh dấu những phần đó, ghi lại nội dung chỉnh sửa bên lề văn bản hoặc ghi vào vở...
- Dựa vào kết quả của những việc làm trên, tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết.
2. Rèn luyện kĩ năng viết: Kết hợp kể, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện
a. Cách thức
- Trong văn bản truyện nói riêng và văn bản tự sự nói chung, kể, miêu tả và biểu cảm là thao tác thường kết hợp với nhau để làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, các sự việc, sự vật, chi tiết, nhân vật... sinh động hơn; đồng thời thể hiện được tài năng quan sát, tưởng tượng cũng như biểu lộ rõ ràng cảm hứng, thái độ, quan điểm của người viết.
- Không có kể sẽ không có truyện vì kể là thao tác làm hiện ra câu chuyện. Nhưng không có miêu tả và biểu cảm thì việc kể sẽ giảm đi sự lôi cuốn vì các chi tiết khô cứng, ngôn ngữ không giàu hình ảnh và khó truyền cảm xúc cho người đọc.
b. Bài tập
Đọc đoạn truyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Thành vạch cây vén cỏ, căng mắt dỏng tai như đi tìm mũi kim hạt cải, nhưng không thấy dấu vết gì cả. Bỗng có một con ếch nhảy vọt ra, Thành kinh ngạc vội đuổi theo. Ếch lẫn vào đám cỏ. Thành dõi theo hướng, lần tìm thấy một chú dế núp dưới gốc gai. Thành chộp vội, nhưng dế đã chui tọt vào trong hang. Lấy cỏ nhọn chọc, nó vẫn nằm lì trong ấy. Sau khi đem ống phun nước vào, bị sặc, một chú dế cực kì to khỏe mới bò ra. Tóm được chú ta, nhìn kĩ: mình to, đuôi dài, cổ xanh, cánh vàng. Thành vô cùng mừng rỡ liền nhốt vào lồng mang về. Cả nhà ăn mừng, cho dầu có bắt được trân châu, bảo ngọc cũng không bằng. Rồi thả vào bồn, nuôi nấng hàng ngày bằng thóc ngâm sữa, thịt cua luộc, chăm sóc chi chút từng li từng tí, đợi đến kì hạn nộp quan. (Bồ Tùng Linh)
- Chỉ ra các từ ngữ, câu văn thể hiện yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm trong đoạn truyện trên.
- Hãy cho biết: Nếu bỏ các từ ngữ, câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn truyện trên sẽ thay đổi như thế nào? Vì sao?
Trả lời
- Các từ ngữ, câu văn thể hiện yếu tố kể:
+ Bỗng có một con ếch nhảy vọt ra, Thành đuổi theo.
+ Ếch lẫn vào đám cỏ.
+ Thành chộp vội, nhưng dế đã chui tọt vào trong hang.
+ Lấy cỏ nhọn chọc, nó vẫn nằm lì trong ấy.
+ Sau khi đem ống phun nước vào, bị sặc, một chú dế cực kì to khỏe mới bò ra.
+ Cả nhà ăn mừng.
+ Rồi thả vào bồn, nuôi nấng hàng ngày bằng thóc ngâm sữa, thịt cua luộc, chăm sóc chi chút từng li từng tí, đợi đến kì hạn nộp quan.
- Các từ ngữ, câu văn thể hiện yếu tố miêu tả:
- Các từ ngữ, câu văn thể hiện yếu tổ biểu cảm:
+ Thành kinh ngạc vội đuổi theo.
+ Thành vô cùng mừng rỡ.
+ Cả nhà ăn mừng, cho dầu có bắt được trân châu, bảo ngọc cũng không bằng.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây