Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết: Phân tích một tác phẩm truyện SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN
1. Định hướng
- Yêu cầu đối với bài văn phân tích một tác phẩm truyện:
+ Đọc kĩ văn bản truyện, xác định chủ đề của truyện.
+ Xác định các đặc sắc nghệ thuật của truyện như: nhan đề, ngôi kể, cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, lời nhân vật và lời người kể chuyện...; làm rõ tác dụng của những yếu tố này trong việc thể hiện chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm.
+ Xác định các luận điểm trong bài viết, lựa chọn bằng chứng từ tác phẩm truyện cho mỗi luận điểm.
+ Liên hệ, so sánh với những tác giả, tác phẩm khác có cùng đề tài, chủ đề để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm truyện. Từ bối cảnh đọc hiện tại và hoàn cảnh của bản thân để suy nghĩ, nhận xét về tác động, ý nghĩa của tác phẩm với người đọc và cá nhân.
2. Thực hành
2.1. Thực hành viết theo các bước
Bài tập: Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O'Hen-ri.
a. Chuẩn bị
- Đọc kĩ đề bài, xác định các yêu cầu của đề bài.
- Xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O'Hen-ri.
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Chủ đề của truyện là gì?
+ Truyện có những nghệ thuật gì đặc sắc? (ý nghĩa nhan đề, tình huống, nhân vật, ngôn ngữ...)
+ Truyện gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì?
- Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục 3 phần:
(1) Mở bài: Giới thiệu nhan đề, tác giả và nhận xét chung về truyện.
(2) Thân bài:
Phân tích chủ đề của truyện:
+ Nêu và nhận xét về chủ đề của truyện.
+ Phân tích và đánh giá các đặc sắc nghệ thuật để làm rõ chủ đề của truyện và hiệu quả thẩm mĩ của các đặc sắc đó:
Đặc sắc về nhan đề và tình huống truyện: nhan đề giản dị, giàu sức khái quát; tình huống truyện độc đáo.
Đặc sắc về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Một số đặc sắc nghệ thuật khác trong truyện: ngôi kể, ngôn ngữ...
(3) Kết bài: Nhận xét khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. Nêu ý nghĩa, tác động của truyện đối với người viết.
c. Viết
Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Đọc lại bài văn, đoạn văn đã viết.
- Việc kiểm tra, chỉnh sửa cần chú ý những yêu cầu chung sau đây:
Phương diện kiểm tra | Câu hỏi kiểm tra |
Nội dung |
- Mở bài: Đã giới thiệu nhan đề, tác giả và nhận xét chung về truyện chưa? - Thân bài: + Có nêu và nhận xét được về chủ đề của truyện không? + Có phân tích và đánh giá các đặc sắc nghệ thuật để làm rõ chủ đề của truyện và hiệu quả thẩm mĩ của các đặc sắc đó không? + So với dàn ý, bài viết còn thiếu ý nào? Các ý có được sắp xếp phù hợp không? Có ý nào trong bài trùng lặp nhau không? + Có nêu được các lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, thuyết phục không? + Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt và các thao tác khác trong khi viết hay chưa? (Ở bài viết này là kết hợp với giải thích, chứng minh, so sánh, biểu cảm...) + Có nêu được những suy nghĩ và cảm xúc riêng của người viết không? - Kết bài: Đã nhận xét khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện và nêu được ý nghĩa, tác động của truyện đối với người viết chưa? |
Hình thức |
- Bài viết đã có đủ 3 phần chưa? Độ dài các phần có cân đối không? - Bài viết còn mắc những lỗi gì về trình bày, trích dẫn, dùng từ, đặt câu, chính tả...? |
Đánh giá chung |
- Bài viết đáp ứng yêu cầu ở mức độ nào? - Em thấy thuận lợi hoặc khó khăn nhất khi viết phần nào? Vì sao? - Ưu điểm nổi bật của bài viết là gì? |
2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: So sánh trong phân tích thơ
a. Cách thức
- Khi phân tích tác phẩm truyện, nhân vật là một yếu tố quan trọng giúp nhà văn thể hiện chủ đề của tác phẩm. Vì vậy, khi phân tích một tác phẩm truyện, cần quan tâm đến việc tìm hiểu nhân vật.
- Để phân tích nhân vật, cần xác định các chi tiết như ngoại hình, hành động, suy nghĩ, lời nói, mối quan hệ với các nhân vật khác... từ đó, khái quát đặc điểm của nhân vật (ví dụ: số phận, tính cách...), về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả, về tác dụng thể hiện chủ đề của nhân vật được phân tích.
- Có thể lựa chọn để liên hệ, so sánh với nhân vật trong các tác phẩm văn học khác để nhận ra điểm gặp gỡ và khác biệt.
- Cần kết hợp linh hoạt giữa lí lẽ và bằng chứng, giữa phân tích và đánh giá, nhận xét, giữa nội dung khách quan về nhân vật và cảm nhận chủ quan của người viết.
b. Bài tập
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) phân tích tâm trạng của ông Hai khi trò chuyện với bé Húc trong truyện ngắn Làng (Kim Lân).
Gợi ý
(1) Mở đoạn:
- Giới thiệu tên tác phẩm: Làng, tên tác giả: Kim Lân.
- Giới thiệu được nội dung cần phân tích: tâm trạng của ông Hai khi trò chuyện với bé Húc.
(2) Thân đoạn:
+ Khái quát về nhân vật ông Hai: phẩm chất, tính cách.
+ Nêu tình huống: Ông Hai tâm sự lòng mình với đứa con út chưa hiểu sự đời. Những lời độc thoại của ông giúp giãi bày tâm trạng.
+ Chỉ ra các lời độc thoại của ông Hai. Những lời độc thoại ấy giúp bộc lộ rõ tâm trạng gì của ông.
Câu hỏi "Nhà con ở đâu?" của ông Hai cùng lời đáp "nhà ta ở làng chợ Dầu" của đứa con đã thể hiện niềm tự hào về làng.
Câu hỏi "Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?" tuy là câu hỏi của ông Hai với đứa con nhưng cũng để bộc lộ tình cảm, nỗi nhớ làng và mong muốn trở về làng của ông Hai.
Câu hỏi "Thế con ủng hộ ai?" cùng lời khẳng định "Ừ, đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ." thể hiện tình yêu nước tha thiết, mãnh liệt của ông Hai. Ông căm ghét quân giặc, mong muốn đánh đuổi hết kẻ thù.
Ông nói chuyện với đứa con nhưng cũng là để bộc bạch lòng mình, minh oan cho mình, thể hiện tình yêu làng, yêu nước.
(3) Kết đoạn:
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây