Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết: Phân tích một tác phẩm thơ SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
VIẾT: PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM THƠ
1. Định hướng
- Khái niệm:
- Yêu cầu:
+ Đọc kĩ bài thơ, chú ý đặc điểm về thể loại, tác giả và hoàn cảnh ra đời (nếu cần) của tác phẩm.
+ Phân tích nội dung và các yếu tố hình thức nghệ thuật nổi bật của bài thơ. Chỉ ra mối quan hệ giữa hình thức và nội dung; từ đó làm rõ giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm.
+ Thực hiện các bước viết bài văn theo quy trình bốn bước: chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa.
+ Suy nghĩ, nhận xét về ý nghĩa, giá trị và sự tác động của tác phẩm đối với người đọc cũng như với cá nhân em.
2. Thực hành
2.1. Thực hành viết theo các bước
Bài tập: Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến.
a. Chuẩn bị
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:
+ Hoàn cảnh ra đời, đề tài và chủ đề của bài Khóc Dương Khuê là gì?
+ Nghệ thuật của bài thơ Khóc Dương Khuê có gì đặc sắc?
+ Các yếu tố hình thức nghệ thuật đã làm nổi bật chủ đề bài thơ như thế nào?
+ Qua bài thơ Khóc Dương Khuê em có nhận xét gì về tình cảm và thái độ của tác giả đối với người bạn của mình?
+ Có thể học được gì về tình bạn từ bài Khóc Dương Khuê?
- Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:
(1) Mở bài: Giới thiệu khái quát về đề tài và giá trị của bài thơ Khóc Dương Khuê.
(2) Thân bài: Có thể nêu các ý theo trình tự sau:
+ Nêu hoàn cảnh ra đời và sự kiện tạo ra nguồn cảm xúc cho tác giả viết bài thơ.
+ Nêu chủ đề của bài thơ.
+ Phân tích các yếu tố hình thức và tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung bài thơ.
+ So sánh với một số bài thơ viết về cùng đề tài (nếu có) để làm rõ sự độc đáo của bài thơ Khóc Dương Khuê.
(3) Kết bài: Khái quát giá trị bài thơ và nêu tác động của bài thơ đối với cá nhân em.
c. Viết
Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê. Trong khi viết, chú ý vận dụng cách so sánh trong phân tích thơ.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Đọc lại bài văn đã viết.
- Việc kiểm tra, chỉnh sửa cần chú ý những yêu cầu chung sau đây:
Phương diện kiểm tra | Câu hỏi kiểm tra |
Nội dung |
- Mở bài: Đã giới thiệu khái quát nội dung văn bản chưa? (Ở bài viết này là giới thiệu khái quát về bài thơ Khóc Dương Khuê.) - Thân bài: + Có nêu được các nội dung cụ thể làm rõ cho luận đề đã nêu ở mở bài không? (Ở bài viết này luận đề cần làm rõ là tình cảm sâu nặng của tác giả đối với người bạn của mình qua bài thơ) + So với dàn ý, bài viết còn thiếu ý nào? Các ý có được sắp xếp phù hợp không? Có ý nào trong bài trùng lặp nhau không? + Có nêu được các lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, thuyết phục không? + Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt và các thao tác khác trong khi viết hay chưa? (Ở bài viết này là kết hợp với giải thích, chứng minh, so sánh, biểu cảm...) + Có nêu được những suy nghĩ và cảm xúc riêng của người viết không? - Kết bài: Đã khái quát, tổng hợp vấn đề được trình bày chưa? (Ở bài viết này là những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.)
|
Hình thức |
- Bài viết đã có đủ 3 phần chưa? Độ dài các phần có cân đối không? - Bài viết còn mắc những lỗi gì về trình bày, trích dẫn, dùng từ, đặt câu, chính tả...? |
Đánh giá chung |
- Bài viết đáp ứng yêu cầu ở mức độ nào? - Em thấy thuận lợi hoặc khó khăn nhất khi viết phần nào? Vì sao? - Ưu điểm nổi bật của bài viết là gì? |
2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: So sánh trong phân tích thơ
a. Cách thức
- Về nguyên tác có thể so sánh điểm giống và khác nhau ở tất cả các cấp độ: từ nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng, tư tưởng...) đến hình thức tác phẩm (nhan đề, bố cục, chi tiết, vần, nhịp, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật, ngôn ngữ...). Có thể so sánh tác phẩm của hai tác giả nhưng cũng có thể so sánh hai tác phẩm của cùng một tác giả.
- Ví dụ: Khi phân tích bài Sông núi nước Nam có thể dẫn ra các tác phẩm cùng viết về tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc như Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phò giá về kinh (Trần Quang Khải), Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) cũng như một số bài thơ hiện đại sau này.
b. Bài tập
Hãy viết đoạn văn so sánh, nêu lên một điểm giống nhau và một điểm khác nhau giữa hai văn bản Sông núi nước Nam và Nước Đại Việt ta (trích Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi)
Dàn ý gợi ý:
(1) Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về hai bài thơ (tác giả, nội dung cơ bản)
(2) Thân đoạn:
+ Một điểm giống nhau: Đều nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức về chủ quyền, độc lập tự chủ của dân tộc.
+ Một điểm khác nhau:
Với bài thơ Sông núi nước Nam: bài thơ ra đời trước, khái niệm quốc gia, chủ quyền độc lập còn đơn giản chứ chưa được hiểu sâu sắc và toàn diện. Bài thơ khẳng định ý thức về lãnh thổ riêng, chủ quyền riêng của đất nước: "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư". Ranh giới Bắc – Nam phân định rõ ràng “tại thiên thư”. Và như vậy người Đại Việt có quyền tự hào và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc ngàn đời.
Đến bài thơ Nước Đại Việt ta: bài thơ đã kế thừa và phát triển ý thức về chủ quyền, độc lập dân tộc của những tác phẩm đi trước, sâu sắc và toàn diện hơn so với Sông núi nước Nam. Nếu như Sông núi nước Nam chỉ khẳng định ý thức về lãnh thổ riêng thì Nước Đại Việt ta lại khẳng định những nét riêng của ta về cả văn hiến ("vốn xưng nền văn hiến đã lâu"), lãnh thổ ("núi sông bờ cõi đã chia"), phong tục ("phong tục Bắc Nam cũng khác), thậm chí đặt nước ta ngang hàng với các nước lớn của Trung Hoa (Triệu, Đinh, Lý, Trần - Hán, Đường, Tống, Nguyên - mỗi bên xưng đế một phương).
(3) Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa khái quát của hai tác phẩm, giá trị của những nét tương đồng và khác biệt đó.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây