Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã học SVIP
VIẾT MỘT TRUYỆN KỂ SÁNG TẠO DỰA TRÊN MỘT TRUYỆN ĐÃ HỌC
I. Định hướng
1. Khái niệm
2. Yêu cầu đối với kiểu văn bản
- Có nhân vật, cốt truyện, bối cảnh phù hợp; nội dung có tính giáo dục.
- Thể hiện được sự sáng tạo của người viết về nội dung truyện đã đọc (khơi sâu, nắm lại chủ đề, bổ sung nhân vật, sự việc; thay đổi bối cảnh, quan hệ,...) hoặc về hình thức (thay đổi ngôi kể, nhân vật; cách tạo dựng đối thoại, độc thoại, biện pháp tu từ, kết hợp miêu tả, biểu cảm,...).
- Kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Bố cục truyện kể gồm các phần:
+ Mở đầu truyện: giới thiệu nhân vật/bối cảnh/nội dung chính của truyện kể.
+ Diễn biến truyện: thuật lại diễn biến các sự việc trong câu chuyện theo một trình tự hợp lý; thể hiện được khả năng tưởng tượng và cách kể chuyện sáng tạo; có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể chuyện.
+ Kết thúc truyện: phù hợp, gây ấn tượng hoặc gợi suy nghĩ đối với người đọc (tùy trường hợp có thể giải thích hoặc khái quát ý nghĩa bài học từ truyện kể).
II. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
III. Hướng dẫn quy trình viết
* Đề bài: Viết một truyện kể sáng tạo với đề tài tự chọn, phỏng theo một truyện đã đọc (khoảng 1000 chữ) có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Căn cứ vào tính mở của đề bài, em có thể chọn một truyện kể, truyện phim mà em đã đọc/đã xem theo sở thích. Lưu ý các tiêu chí lựa chọn:
-
Nội dung truyện phù hợp với thuần phong mỹ tục, có ý nghĩa giáo dục.
-
Nhân vật, cốt truyện không quá phức tạp, số trang viết vừa phải,...
-
Vừa sức và thuận lợi đối với việc phát huy sự sáng tạo của bản thân.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Đọc kĩ truyện đã tìm, xác định chủ đề, đặc điểm nội dung, hình thức của truyện kể sẽ phỏng theo tóm tắt chuỗi sự kiện, nhân vật (theo dạng sơ đồ).
- Trả lời một số câu hỏi dưới đây để định hướng cho việc viết lại thành văn bản truyện kể mới:
-
Với chủ đề của truyện gốc, nên phát triển, khơi sâu một khía cạnh hay nắn lại chủ đề theo một hướng nào khác?
-
Cần thay đổi các yếu tố hình thức của truyện theo hướng nào? (Nên bổ sung những gì vào cốt truyện, nhân vật, bối cảnh của truyện gốc? Nên thay đổi ngôi kể, cách kể chuyện hay không?)
-
Đọc lại truyện Con trâu, đối chiếu với truyện kể dân gian về Sự tích con trâu để học cách viết truyện mô phỏng.
- Dựa vào dàn ý ở mục Tri thức về kiểu văn bản và những nội dung đã chuẩn bị được trong khâu tìm ý để lập dàn ý.
Bước 3: Viết bài
- Viết văn bản dựa vào dàn ý đã lập; chú ý kết hợp trần thuật với miêu tả, biểu cảm.
- Lưu ý: Khi viết một truyện kể sáng tạo trên cơ sở phỏng theo một truyện đã đọc, em cần học tập cách hư cấu sáng tạo của các nhà văn. Ví dụ: Em có thể đối chiếu bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh của Nguyễn Nhược Pháp với truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh hoặc đối chiếu bài thơ ngụ ngôn Chó sói và chiên con của La Phông-ten với truyện ngụ ngôn Chó sói và cừu non của Ê-dốp,... và học cách sáng tạo của các tác giả dựa trên điểm tựa từ tác phẩm gốc.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Đọc lại bài viết, sử dụng bảng kiểm dưới đây để tự đánh giá về kĩ năng viết một truyện kể sáng tạo. Qua đó, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.
Bảng kiểm kĩ năng viết một truyện kể sáng tạo mô phỏng truyện đã đọc
Tiêu chí | Đạt | Chưa đạt | |
Mở đầu truyện | Giới thiệu nhân vật/bối cảnh/nội dung chính của câu chuyện | ||
Có phần dẫn dắt lôi cuốn, thu hút sự chú ý của người đọc | |||
Đảm bảo nội dung chính của truyện gốc | |||
Diễn biến truyện | Có nhân vật | ||
Có cốt truyện | |||
Sử dụng ngôi kể phù hợp | |||
Câu chuyện được thuật lại với sự kiện, diễn biến hợp lí | |||
Thể hiện sự sáng tạo của bản thân người viết (về nhân vật/sự kiện/tình huống, bối cảnh/chi tiết,...) | |||
Kết hợp lời kể với lời miêu tả, biểu cảm | |||
Làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính | |||
Nội dung truyện kể có ý nghĩa, có tính giáo dục | |||
Kết thúc truyện | Phù hợp với diễn biến câu chuyện | ||
Gây ấn tượng hoặc gợi suy nghĩ đối với người đọc | |||
Kĩ năng sử dụng lời văn kể chuyện | Câu văn giàu hình ảnh | ||
Lời kể linh hoạt, tự nhiên | |||
Đảm bảo dung lượng khoảng 1000 chữ |
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây