Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết: Luyện tập tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo SVIP
LUYỆN TẬP TÌM Ý, LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
(tiếp theo)
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó.
1. Nhớ lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích.
a. Em thích câu chuyện nào?
b. Câu chuyện đó có những nhân vật nào?
c. Ghi tóm tắt các sự việc của câu chuyện.
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Ông Nguyễn Khoa Đăng
Ngày xưa, có nội tán Nguyễn Khoa Đăng là người có tài xử đoán. Khi còn làm một chức quan nhỏ, ông được mọi người mến phục, không chỉ vì tài xét xử mà còn vì lòng tốt của ông, lúc nào cũng lo trừ hại cho dân.
Có lần, ông đến nhậm chức ở một huyện, một hôm có người dân làng kia bị kẻ thù oán, đêm đến lẻn ra đồng phá hết cả một ruộng dưa. Đau xót cho công lao vun trồng, dưa sắp được ăn chỉ trong một đêm bị héo rụng hết cả, người ấy bèn đến kêu khóc với ông, xin ông minh xét. Ông Đăng theo ngay người ấy về tận ruộng dưa kiểm tra. Tất cả dấu vết đều chứng tỏ kẻ gian đã dùng một cái thuổng xắn đứt ngọn dưa và dùng cán giẫm nát hầu hết các gốc dưa. Nhưng hắn rất khôn ngoan, bao nhiêu dấu chân, hắn đều cố ý xóa sạch. Ông hỏi người trồng dưa:
– Anh có ngờ ai thù oán mình không?
Người ấy kể cho quan nghe tên mấy người ở xóm, lập tức ông sai chức dịch đi thu hồi tất cả các thuổng trong xóm lại, thuổng của nhà nào đều có ghi tên nhà ấy vào cán. Đoạn, ông khám từng cán thuổng một, nhặt riêng mấy cái khả nghi ra một nơi. Rồi ông sai người thè lưỡi liếm trên mấy cái cán thuổng đó. Quả nhiên có một cái, người ta nhận thấy có vị đắng. Ông sai lấy một gốc dưa đập giập vắt nước ra nếm thử thì chất đắng của dưa cùng với chất đắng trên cán thuổng là một. Ông nhìn lại tên ghi ở thuổng thì đúng là thuổng của một trong số mấy người mà nguyên cáo ngờ là có thù oán với mình.
Lập tức ông sai lính bắt người kia giải đến. Trước tang chứng và lý lẽ đanh thép của quan, hắn không còn chối vào đâu được, đành cúi đầu nhận tội. Ông bắt hắn phải đền hoa lợi ruộng dưa cho người kia và phạt thêm gấp hai lần để hắn chừa cái thói hại ngầm kẻ khác.
(Sưu tầm)
2. Chia sẻ với bạn:
a. Em chọn kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật nào?
Ví dụ:
Hôm nay là một ngày đẹp trời. Đứng trên dốc cao, phóng tầm mắt ra xa, tôi vui mừng nhìn ruộng dưa của mình tươi tốt. Khung cảnh này làm tôi nhớ lại câu chuyện đã qua và ân nhân của gia đình mình – quan nội tán Nguyễn Khoa Đăng. Ông đã giúp gia đình tôi lấy lại công bằng và kẻ gian ác phải chịu tội.
b. Khi kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật đó, em xưng hô như thế nào?
Ví dụ:
Chỉ trong một đêm ruộng dưa bị phá tan hoang. Cả gia đình tôi thất thần khi thấy cảnh dưa héo rụng la liệt trên mặt đất, các gốc dưa bị giẫm nát. Mùa này, gia đình mất trắng, ai cũng đau xót. Vì quá uất ức, tôi đến tìm quan nội tán kể rõ sự tình. Trước khi cùng tôi đến ruộng dưa, ông nhẹ nhàng hỏi:
- Anh có ngờ ai thù oán mình không?
Sau một hồi suy nghĩ, tôi trả lời:
- Bẩm ông, nhà tôi chưa từng gây oán với ai, nhưng có nhiều kẻ trong làng ganh ghét.
Tôi kể ra tên những kẻ thường hay đến gây chuyện, chế giễu, kiếm cớ không cho nhà mình làm ăn ở cái đất này.
c. Em cần chú ý điều gì khi kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật đó?
3. Dựa vào bài tập 1, bài tập 2 và các gợi ý, lập dàn ý cho bài văn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây