Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ SVIP
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ TÁM CHỮ
I. Định hướng
1. Khái niệm
- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ là đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về một bài thơ tám chữ.
2. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
- Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tám chữ.
- Cấu trúc gồm ba phần:
+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề bài thơ, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).
+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về một hoặc vài nét đặc sắc trong nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ về những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
+ Kết bài: khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
II. Hướng dẫn phân tích kiểu đoạn văn
Đề bài: Chọn một bài thơ tám chữ mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
* Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Tìm một bài thơ đúng yêu cầu thể loại.
- Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Thơ tám chữ là thể thơ như thế nào?
+ Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ có đặc điểm gì về hình thức và nội dung?
+ Mục đích viết đoạn văn này là gì? Người đọc có thể là ai? Với mục đích và người đọc đó, nên lựa chọn nội dung và cách viết như thế nào?
* Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận nhạc điệu được thể hiện qua cách gieo vần, ngắt nhịp,... và hiểu nội dung của bài thơ.
- Xác định một vài nét độc đáo về hình thức nghệ thuật của bài thơ (cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, nhạc điệu, cách sắp xếp bố cục,...), vai trò của các hình thức nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ.
- Ghi lại những cảm xúc mà bài thơ gợi cho em bằng một vài cụm từ.
- Sắp xếp các ý đã ghi chép theo dàn ý tham khảo:
Mở đoạn | Giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, nêu cảm nghĩ chung về bài thơ |
Thân đoạn | Nêu các ý thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về một hoặc vài nét độc đáo của bài thơ (nội dung, hình thức nghệ thuật) |
Kết đoạn | Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân |
- Triển khai đoạn văn dựa trên dàn ý. Khi viết, cần chú ý đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn.
* Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Sau khi viết xong, hãy dùng bảng kiểm sau để tự chỉnh sửa đoạn văn:
Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
Tiêu chí | Đạt | Chưa đạt | |
Mở đoạn | Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng | ||
Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ | |||
Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm nghĩ chung về bài thơ | |||
Thân đoạn | Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về một hoặc vài nét độc đáo của bài thơ | ||
Làm rõ tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ | |||
Kết đoạn | Khẳng định lại cảm nghĩ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân | ||
Dùng dấu câu phù hợp để kết thúc đoạn văn | |||
Diễn đạt | Sử dụng một vài phép liên kết phù hợp | ||
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu |
- Đọc lại đoạn văn từ vai người đọc và trả lời hai câu hỏi sau:
+ Điều gì của đoạn văn này làm em thích nhất?
+ Người viết nên điều chỉnh những gì để đoạn văn hấp dẫn hơn?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây