Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết SVIP
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
1. Định hướng
- Yêu cầu đối với bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết:
+ Nêu lên được vấn đề cần giải quyết.
+ Triển khai tường minh, mạch lạc; làm rõ những hạn chế của vấn đề cần được khắc phục.
+ Trình bày được một số biện pháp khả thi và có sức thuyết phục để giải quyết những hạn chế của vấn đề.
- Để viết được bài văn, cần chú ý:
+ Trình bày rõ những hạn chế của vấn đề; nêu và lí giải được một số đề xuất để khắc phục những hạn chế đó.
+ Làm sáng tỏ luận đề của bài viết bằng các luận điểm, với đủ lí lẽ và bằng chứng phong phú, chính xác và có sức thuyết phục,...
+ Thể hiện rõ mục đích, thái độ của bản thân về vấn đề thông qua lí lẽ, bằng chứng và giọng điệu.
2. Thực hành
2.1. Thực hành viết theo các bước
Bài tập: Suy nghĩ của em về vấn đề học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục.
a. Chuẩn bị
- Đọc kĩ đề bài, xác định các yêu cầu của đề bài.
- Xác định các thông tin chính trước khi viết bài (kiểu bài, nội dung chính, phạm vi sử dụng bằng chứng.
- Đọc sách, báo, Internet và tìm trong thực tiễn những bằng chứng về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách (có thể liên hệ với bản thân); ghi chép lại những thông tin đó.
- Suy nghĩ về nguyên nhân của vấn đề này và các biện pháp khắc phục (có thể trao đổi với thầy cô, bạn bè, người thân,... để tham khảo ý kiến của mọi người).
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Biểu hiện của vấn đề một số học sinh ngại đọc sách là gì?
+ Có những nguyên nhân nào khiến cho một số học sinh ngại đọc sách?
+ Tác hại của việc ngại đọc sách là gì?
+ Làm thế nào để giải quyết được vấn đề ngại đọc sách của một số học sinh?
- Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục 3 phần:
(1) Mở bài: Giới thiệu vấn đề một số học sinh ngại đọc sách, nêu nhận xét chung.
(2) Thân bài:
+ Trình bày cụ thể các biểu hiện của vấn đề một số học sinh ngại đọc sách.
+ Lý giải về những tác hại của việc đọc sách (đối với việc học, phát triển bản thân...).
+ Chỉ ra những nguyên nhân khiến một số học sinh ngại đọc sách (chủ quan, khách quan).
+ Đề xuất những biện pháp khắc phục vấn đề một số học sinh ngại đọc sách (Bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng nên làm gì, làm như thế nào?).
(3) Kết bài:
+ Khẳng định quan điểm của bản thân về vấn đề.
+ Nêu lên suy nghĩ, mong muốn của bản thân liên quan đến vấn đề.
c. Viết
- Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn.
- Có thể viết cả bài hoặc viết một ý (một luận điểm) trong phần thân bài.
- Trong khi viết, cần chú ý sử dụng các lí lẽ và phân tích bằng chứng để tăng sức thuyết phục.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
- Đọc lại bài văn, đoạn văn đã viết.
- Việc kiểm tra, chỉnh sửa cần chú ý những yêu cầu chung sau đây:
Phương diện kiểm tra | Câu hỏi kiểm tra |
Nội dung |
- Mở bài: Đã giới thiệu được vấn đề chưa? - Thân bài: + Có đưa ra được biểu hiện cụ thể của vấn đề không? + Có lý giải được những tác hại của vấn đề không? + Đã chỉ ra được nguyên nhân của vấn đề chưa? + Đã đề xuất được giải pháp cho vấn đề đó chưa? + So với dàn ý, bài viết còn thiếu ý nào? Các ý có được sắp xếp phù hợp không? Có ý nào trong bài trùng lặp nhau không? + Có nêu được các lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, thuyết phục không? + Đã kết hợp được các phương thức biểu đạt và các thao tác khác trong khi viết hay chưa? (Ở bài viết này là kết hợp với giải thích, chứng minh, so sánh, biểu cảm...) + Có nêu được những suy nghĩ và cảm xúc riêng của người viết không? - Kết bài: Đã khẳng định được quan điểm và nêu được suy nghĩ của bản thân về vấn đề chưa? |
Hình thức |
- Bài viết đã có đủ 3 phần chưa? Độ dài các phần có cân đối không? - Bài viết còn mắc những lỗi gì về trình bày, trích dẫn, dùng từ, đặt câu, chính tả...? |
Đánh giá chung |
- Bài viết đáp ứng yêu cầu ở mức độ nào? - Em thấy thuận lợi hoặc khó khăn nhất khi viết phần nào? Vì sao? - Ưu điểm nổi bật của bài viết là gì? |
2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Sử dụng thao tác nghị luận chứng minh và bác bỏ trong văn nghị luận
a. Cách thức
- Muón chứng minh hay bác bỏ, trước hết người viết phải xác định được ý kiến cần chứng minh, bác bỏ là gì. Từ những ý kiến đó, đưa ra những lí lẽ (Ý kiến ấy đúng ở chỗ nào? Vì sao?) và nêu bằng chứng để chứng minh. Nếu bác bỏ cũng cần đưa ra lí lẽ (Ý kiến này sai ở chỗ nào? Vì sao...?) và nêu bằng chứng bác bỏ.
b. Bài tập
Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) để khẳng định hoặc bác bỏ một trong ý kiến sau:
- Việc tự học của mọi người ngày càng thuận lợi.
- Chọn được sách hay, sách tốt để đọc không phải dễ dàng.
Gợi ý cho ý kiến 1:
(1) Mở đoạn:
- Giới thiệu ý kiến.
- Đưa ra quan điểm: khẳng định hay bác bỏ ý kiến.
(2) Thân đoạn:
- Giải thích ý kiến: Tự học là gì?
- Nếu khẳng định, nêu những lí lẽ và bằng chứng khẳng định:
+ Do có sự hỗ trợ của Internet, công nghệ thông tin ngày càng mạnh mẽ.
+ Nhờ sự lan truyền thông tin, con người có thể ngồi nhà vẫn có thể nắm được các thông tin bên ngoài.
+ Sự phát triển, đa dạng của học liệu: sách giấy, sách in, sách điện tử.
- Nếu bác bỏ, nêu những lí lẽ và bằng chứng bác bỏ:
+ Nhiều người không chủ động, tích cực trong tự học, dễ bị cám dỗ.
+ Việc tự học cần đầu tư nhiều thời gian và công sức nhưng hiện nay, con người bị cuốn theo vòng xoáy của công việc, không có nhiều thời gian như trước đây.
+ Ngày nay nhiều người có tính ích kỉ, không muốn chia sẻ thông tin với người khác.
(3) Kết đoạn:
Khẳng định lại quan điểm và nêu suy nghĩ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây