Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết, trình bày được các giải pháp khả thi có sức thuyết thục SVIP
(4 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bàn về lối sống thực dụng của giới trẻ hiện nay.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài (0.25 điểm)
Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lối sống thực dụng của giới trẻ hiện nay.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (1.0 điểm)
– Xác định được các ý chính của bài viết.
– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận:
– Giải thích vấn đề nghị luận.
– Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:
– Thực trạng của vấn đề: Ngày càng nhiều bạn trẻ có lối sống thực dụng, ham hư danh. (HS trích dẫn số liệu, dẫn chứng cụ thể về lối sống này ở một số bạn trẻ trên mạng xã hội).
– Biểu hiện: Coi nặng giá trị của vật chất; sống buông thả, đua đòi, ăn chơi; xem nhẹ pháp luật, đạo đức, nhân cách;…
– Nguyên nhân: Sự ích kỷ của cá nhân; môi trường giáo dục chưa chú trọng đến đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống; gia đình thiếu quan tâm, sát sao với con em mình;…
– Hệ quả của vấn đề:
+ Khiến các bạn trẻ dần trở nên tha hóa, bỏ quên việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức.
+ Hình thành thói vô cảm, vô trách nhiệm.
– Giải pháp:
+ Mỗi cá nhân cần loại bỏ lối sống ích kỉ, học cách quan tâm, yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh nhiều hơn.
+ Gia đình cần quan tâm con trẻ hơn.
+ Nhà trường, xã hội cần tạo ra những hoạt động tích cực, hấp dẫn, ý nghĩa để thu hút các bạn trẻ nhiều hơn nhằm trau dồi cho các bạn trẻ về vốn sống, tinh thần trách nhiệm,…
* Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau (1.5 điểm)
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo (0.5 điểm)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
(4 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bàn về văn hóa sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài (0.25 điểm)
Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Văn hóa sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (1.0 điểm)
– Xác định được các ý chính của bài viết.
– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận:
– Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:
– Thực trạng của vấn đề: Ngày càng xuất hiện nhiều các bạn trẻ có hành vi, lối ứng xử thiếu văn hóa, không chuẩn mực trên không gian mạng xã hội.
– Biểu hiện:
+ Sử dụng ngôn từ thô thiển, tục tĩu khi giao tiếp trên mạng xã hội.
+ Có thái độ không chuẩn mực, thiếu tôn trọng đối với những cư dân mạng khác.
+ Có hành vi xấu như bêu rếu người khác, tự ý sử dụng ảnh/ thông tin cá nhân của người khác để trục lợi cá nhân,...
– Nguyên nhân:
+ Thiếu hiểu biết khi tham gia mạng xã hội.
+ Sự ích kỉ cá nhân.
+ Bối cảnh xã hội: Xã hội phát triển nhanh chóng, trẻ em được tiếp cận với công nghệ từ sớm; cha mẹ bận bịu với cuộc sống nên không quan tâm được nhiều tới con cái,...
– Hệ quả của vấn đề:
+ Những hành vi xấu không được ngăn chặn sẽ lây lan rộng rãi, hình thành thói hư tật xấu ở các bạn trẻ, đặc biệt là trong bối cảnh trẻ em sử dụng mạng xã hội ngày một nhiều.
+ Gây nguy hại đến nét đẹp văn hóa của dân tộc, khiến bạn bè quốc tế có ấn tượng không tốt về con người Việt Nam.
– Giải pháp:
+ Tích cực tuyên truyền, phổ cập những thông tin, quy định, điều khoản về pháp luật đối với những hành vi lệch chuẩn, gây ảnh hưởng đến người khác trên mạng xã hội; đồng thời cần xử phạt nghiêm minh đối với những đối tượng vi phạm.
+ Các ứng dụng, các trang mạng xã hội cần giới hạn độ tuổi và có phương thức xác thực độ tuổi nghiêm ngặt hơn.
+ Cần đẩy mạnh việc kiểm duyệt những nội dung/ thông tin được đăng tải trên các trang mạng xã hội để ngăn chặn những hành vi trục lợi cá nhân, bôi nhọ, đe dọa làm ảnh hưởng đến người khác.
* Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau (1.5 điểm)
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo (0.5 điểm)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
(4 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) nêu suy nghĩ của em về vai trò của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài (0.25 điểm)
Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (1.0 điểm)
– Xác định được các ý chính của bài viết.
– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận:
+ Giải thích vấn đề: Bản sắc văn hóa dân tộc là biểu hiện của những đặc trưng văn hóa, tinh thần, và giá trị mà mỗi dân tộc tích lũy qua thời gian. Đó là những nét đặc trưng tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, từ ngôn ngữ, phong tục, truyền thống, đến lối sống và tư duy của con người trong một nền văn hóa cụ thể....
+ Giải quyết vấn đề:
Ý nghĩa, tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc.
++ Là cái gốc, cái hồn của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia; giúp khẳng định nét riêng, nét đặc trưng của đất nước.
++ Là một nguồn động viên mạnh mẽ cho ý thức về quyền tự do, về chủ quyền dân tộc và tình yêu đối với quê hương.
++ Giúp xây dựng và duy trì những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị đạo đức và ý thức công dân của mỗi quốc gia.
++ Giúp gắn kết các thế hệ.
Vai trò của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
++ Trong thực tế, giới trẻ có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc vì họ chính là thế hệ tương lai nối dài những giá trị dân tộc.
++ Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới và theo đó, nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc đang ngày bị mai một. Nếu thế hệ trẻ không gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thì những giá trị truyền thống tốt đẹp, nhiều bản sắc truyền thống ý nghĩa sẽ dần mất đi. Con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
++ Một số thanh niên đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực, từ việc học tập và nghiên cứu văn hóa dân tộc, đến việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần công sức trong việc gìn giữ và lan tỏa những giá trị tốt đẹp đó. Các bạn ấy chính là những tấm gương truyền cảm hứng giúp thế hệ trẻ nhận thức được vai trò của bản thân.
(HS lấy dẫn chứng phù hợp)
+ Bàn luận mở rộng:
++ Tuy nhiên, cũng có những thanh niên chạy theo lối sống hiện đại, nhưng xa rời bản sắc dân tộc, không quan tâm đến những giá trị truyền thống. Họ thậm chí tôn vinh những giá trị văn hóa từ nước ngoài, chê bai vì cho rằng việc gìn giữ bản sắc dân tộc đồng nghĩa với sự lạc hậu.
++ Cần phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc.
+ Giải pháp, bài học:
++ Giới trẻ cần hiểu được ý nghĩa, giá trị, tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mới.
++ Học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị đó.
++ Tổ chức hoạt động tuyên truyền và giáo dục về bản sắc văn hóa dân tộc trong môi trường học đường cũng như ngoài xã hội.
* Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề.
– Liên hệ bản thân.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau (1.5 điểm)
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo (0.5 điểm)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
(4 điểm) Áp lực là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, đặc biết là trong học tập. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bàn về áp lực học tập và đưa ra những giải pháp giúp học sinh vượt qua áp lực học tập trong đời sống hiện nay.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài (0.25 điểm)
Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Áp lực học tập và những giải pháp giúp học sinh vượt qua áp lực học tập trong đời sống hiện nay.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (1.0 điểm)
– Xác định được các ý chính của bài viết.
– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận:
– Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:
+ Giải thích từ khóa: Áp lực học tập là tình trạng căng thẳng, lo âu, mệt mỏi về thể chất, lẫn tinh thần vì sự quá tải của việc học, sự kỳ vọng từ gia đình và sự canh tranh gay gắt trong môi trường học đường.
+ Thực trạng của vấn đề: Tình trạng này ngày càng diễn ra trầm trọng hơn. (HS tìm kiếm số liệu cụ thể để minh họa cho lí lẽ.)
+ Biểu hiện:
++ Mệt mỏi, uể oải, không thể tập trung học tập.
++ Khó kiểm soát cảm xúc, dễ nóng giận hoặc dễ xúc động.
++ Có những suy nghĩ tiêu cực.
+ Nguyên nhân:
++ Bản thân HS muốn khẳng định chính mình qua cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các HS với nhau nên cảm thấy áp lực, lo lắng, sợ thất bại. Không những vậy, có những HS do không có định hướng đúng đắn nên rơi vào trạng thái hoang mang, bất lực,...
++ Cha mẹ đặt kì vọng quá lớn vào con cái mà không cân nhắc đến khả năng, nguyện vọng của con.
++ Bệnh thành tích ngày càng lan rộng trong các nhà trường, khiến HS bị cuốn theo những cuộc chạy đua thành tích của thầy cô.
+ Hệ quả:
++ Suy giảm về sức khỏe thể chất và tinh thần: Mất ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, suy nhược thần kinh, trầm cảm,... Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các suy nghĩ tiêu cực và hành vi tự hại.
++ Giảm hiệu quả học tập: Ảnh hưởng bởi sức khỏe nên HS khó tập trung trong các giờ học, dẫn đến kết quả học tập giảm sút.
++ Đời sống tinh thần trở nên nghèo nàn: Do lịch học dày đặc nên hầu hết các em không có thời gian vui chơi, giải trí. Điều này khiến cho tuổi thơ/ tuổi trẻ của các em trôi đi một cách hoài phí, không có những kỉ niệm đẹp đẽ, đáng nhớ, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm hồn của HS.
+ Giải pháp:
++ HS cần xây dựng một kế hoạch học tập vừa sức, hiệu quả.
++ HS cần có kế hoạch quản lí thời gian hợp lí, trong đó cần kết hợp giữa học tập với những hoạt động vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi,...
++ HS chú trọng hơn vào việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần.
++ Phụ huynh cần quan tâm, có định hướng phù hợp cho con em mình, thay vì chỉ đặt kì vọng mà bỏ qua nguyện vọng, khả năng của các em.
++ Nhà trường cần tạo ra một môi trường học tập tích cực, không đặt nặng vấn đề điểm số và cần có kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học hiện đại để bắt kịp với thời đại.
* Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau (1.5 điểm)
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo (0.5 điểm)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
(4 điểm) Cái tôi làm nên bản sắc, nhưng cái chúng ta làm nên sức mạnh.
Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về việc người trẻ cần cân bằng giữa “cái tôi” và “cái chúng ta”.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài (0.25 điểm)
Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trình bày suy nghĩ về việc người trẻ cần cân bằng giữa “cái tôi” và “cái chúng ta”.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (1.0 điểm)
– Xác định được các ý chính của bài viết.
– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận:
- Giải thích:
+ “Cái tôi” là gì?
“Cái tôi” là bản ngã, là cá tính riêng của mỗi người, bao gồm tư duy, quan điểm, sở thích và ước mơ mà mỗi cá nhân tự xây dựng để khẳng định mình trong cuộc sống. Với tuổi trẻ, “cái tôi” thường bộc lộ rõ nét qua những khát vọng mãnh liệt, tinh thần dám nghĩ dám làm và khao khát được tỏa sáng. Đây là yếu tố thúc đẩy người trẻ vượt qua giới hạn, tìm kiếm thành công và tạo nên dấu ấn cá nhân.
+ “Cái chúng ta” là gì?
“Cái chúng ta” là ý thức cộng đồng, là trách nhiệm gắn kết với xã hội bao gồm việc sẻ chia, hòa nhập và cống hiến cho tập thể. Với tuổi trẻ, “cái chúng ta” thể hiện qua sự đồng lòng khi làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết vì mục tiêu chung và sự dấn thân vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.
+ Cân bằng giữa “cái tôi’’ và “cái chúng ta” là sự hòa hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Đây là cách mỗi người biết tôn trọng bản sắc riêng, nhu cầu và quan điểm cá nhân, đồng thời gắn kết, sẻ chia và đóng góp cho cộng đồng.
- Tại sao tuổi trẻ cần cân bằng giữa “cái tôi” và “cái chúng ta”?
+ Tuổi trẻ luôn khát khao thể hiện cá tính, đam mê và chinh phục những đỉnh cao riêng biệt. Điều này giúp ta trở nên tự tin, bản lĩnh và mạnh mẽ hơn trên hành trình tìm kiếm giá trị của mình. Tuy nhiên, nếu quá đề cao “cái tôi”, ta dễ rơi vào sự kiêu ngạo, xa cách, ích kỉ và dần đánh mất các mối quan hệ quan trọng xung quanh.
+ Ngược lại, nếu tuổi trẻ chỉ biết đến “cái chúng ta” mà quên đi “cái tôi,” sẽ dễ dàng hòa tan vào đám đông và đánh mất chính mình. Những khát vọng cá nhân, bản lĩnh và sự độc đáo - vốn là ngọn lửa thúc đẩy thành công - sẽ bị lụi tàn trong sự mờ nhạt và thụ động. Một tuổi trẻ không có dấu ấn riêng chẳng khác gì một dòng sông chảy mãi nhưng không để lại dấu vết, lặng lẽ và vô nghĩa giữa đời.
+ Khi biết cân bằng giữa “cái tôi” và “cái chúng ta”, người trẻ vừa tận dụng được nội lực, bản sắc của bản thân, vừa nhận được sự hỗ trợ của tập thể. Dù “cái tôi” mạnh mẽ giúp người trẻ chạm tới thành công, nhưng để giữ vững thành công đó, ta cần đến sức mạnh của “cái chúng ta”. Cộng đồng là nơi mang lại sự hỗ trợ, đồng cảm và cơ hội để cá nhân phát triển toàn diện. Khi biết dung hòa giữa cá nhân và tập thể, người trẻ không chỉ xây dựng sự nghiệp vững chắc mà còn tạo nên giá trị bền lâu cho xã hội.
=> Một tuổi trẻ thiếu cân bằng sẽ lạc lối, không thể phát triển toàn diện. Tuổi trẻ chỉ thực sự đẹp khi nó hòa quyện giữa bản lĩnh cá nhân và tình yêu thương, sẻ chia với tập thể. Do đó, sự cân bằng giúp ta vừa giữ được cái tôi đặc sắc, vừa góp phần xây dựng một xã hội đoàn kết, tiến bộ.
- Mở rộng vấn đề, trao đổi quan điểm trái chiều/ý kiến khác:
+ Phê phán nhiều bạn trẻ sống ích kỉ, chỉ biết đến “cái tôi” mà quên đi “cái chúng ta”, quên đi trách nhiệm với cộng đồng. Lối sống ấy không chỉ làm tổn thương mối quan hệ xung quanh mà còn khiến họ trở nên cô độc, nhỏ bé trong sự ích kỷ của mình. Ngược lại, cũng có những người đánh mất cái tôi, quên đi bản sắc riêng và sống chỉ để làm hài lòng người khác. Họ tồn tại như những chiếc bóng nhạt nhòa, không còn giá trị, ý chí hay ước mơ riêng, đánh đổi ý nghĩa cuộc đời chỉ để hòa vào đám đông vô nghĩa.
+ Đưa ra ý kiến trái chiều và phản biện: Một số người cho rằng chỉ cần tập trung vào cái tôi, sống vì bản thân mới là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công. Nhưng thực tế, thành công ích kỷ ấy thường ngắn ngủi và trống rỗng, vì không có sự sẻ chia và đóng góp từ những người xung quanh. Ngược lại, cũng có quan điểm đề cao việc hy sinh hoàn toàn cái tôi để vì tập thể. Điều này lại làm mất đi sự khác biệt và sáng tạo - hai yếu tố cần thiết để cá nhân và xã hội cùng phát triển. Vì thế, chỉ khi biết cân bằng giữa cái tôi và cái chúng ta, con người mới tìm được sự hài hòa và bền vững trong cuộc sống.
- Rút ra bài học:
+ Nhận thức: Cần nhận thức rằng cái tôi và cái chúng ta không phải hai thái cực đối lập, mà là hai giá trị bổ sung, giúp cá nhân và cộng đồng cùng phát triển. Cái tôi là nơi khởi nguồn của sự tự tin và sáng tạo, trong khi cái chúng ta lại mang đến sự kết nối, đồng lòng, và sức mạnh tập thể. Người trẻ chỉ có thể sống trọn vẹn nếu biết hài hòa giữa khát vọng cá nhân và trách nhiệm xã hội.
+ Hành động: Hãy nuôi dưỡng và khẳng định cái tôi bằng cách không ngừng học hỏi, rèn luyện, và phát triển bản thân. Đồng thời, học cách hòa mình vào cái chúng ta bằng sự lắng nghe, sẻ chia, và thấu hiểu. Tham gia vào các hoạt động tập thể, đóng góp vào lợi ích chung không chỉ là trách nhiệm, mà còn là cơ hội để mỗi cá nhân trưởng thành. Hãy làm cho cái chúng ta trở thành nền tảng giúp cái tôi của bạn tỏa sáng một cách rực rỡ nhất.
* Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau (1.5 điểm)
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo (0.5 điểm)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.