Bài học cùng chủ đề
- Viết bài văn nghị luận về văn bản thơ trữ tình
- Viết bài văn nghị luận về truyện kí, tùy bút, tản văn
- Viết bài văn nghị luận về văn bản truyện thơ dân gian, truyện truyền kì, truyện ngắn, tiểu thuyết
- Viết bài văn nghị luận về kịch bản chèo, tuồng
- Viết bài văn nghị luận về văn bản thần thoại, sử thi
- Viết bài văn nghị luận về văn bản hài kịch
- Viết bài văn nghị luận về văn bản bi kịch
- Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Viết bài văn nghị luận về văn bản hài kịch SVIP
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) làm rõ đặc trưng nhân vật hài kịch qua nhân vật ông Giuốc-đanh trong đoạn trích sau.
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
ÔNG GIUỐC-ĐANH – A ! Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây.
PHÓ MAY – Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ phụ xúm lại bộ lễ phục của ngài đấy.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Đôi bít tất lụa bác gửi đến cho tôi chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đã đứt mất hai mắt rồi.
PHÓ MAY – Rồi nó dãn ra thì lại rộng quá ấy chứ.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Phải, nếu tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì sẽ rộng thật. Lại đôi giày bác bảo đóng cho tôi làm tôi đau chân ghê gớm.
PHÓ MAY – Thưa ngài, đâu có.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Đâu có là thế nào!
PHÓ MAY – Không, đôi giày không làm ngài đau đâu mà.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Tôi, tôi bảo là nó làm tôi đau.
PHÓ MAY – Ngài cứ tưởng tượng ra thế.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lí luận hay nhỉ!
PHÓ MAY – Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất. Sáng chế ra được một bộ lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen thật là tuyệt tác. Tôi thách các thợ giỏi nhất mà làm nổi đấy.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi!
PHÓ MAY – Nào ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu!
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Lại cần phải bảo may hoa xuôi ư?
PHÓ MAY – Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quý phái đều mặc như thế này cả.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Những người quý phái mặc áo ngược hoa ư?
PHÓ MAY – Thưa ngài, vâng.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Ô! Thế thì bộ áo này may được đấy.
PHÓ MAY – Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Không, không.
PHÓ MAY – Xin ngài cứ việc bảo.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi. Bác cho rằng tôi mặc áo này có vừa vặn không?
PHÓ MAY – Còn phải nói! Tôi đố hoạ sĩ nào lấy bút mà vẽ hầu ngài bộ áo vừa khít hơn được. Ở nhà tôi có một chú thợ phụ may quần cộc thì tài nhất thiên hạ; và một chủ khác là anh hùng của thời đại về may áo chẽn đấy.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Bộ tóc giả và lông đính mũ có được chững chạc không?
PHÓ MAY – Chững chạc tuổi!
ÔNG GIUỐC-ĐANH – (nhìn áo của bác phó may) – Ô kìa, bác phó! Vải này là thứ hàng tôi đưa bác may bộ lễ phục trước của tôi đây mà. Tôi nhận ra đúng nó rồi.
PHÓ MAY – Chẳng là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã gạn lại một áo để mặc.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Đành là đẹp, nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải.
PHÓ MAY – Mời ngài mặc thử bộ lễ phục chứ ạ?
ÔNG GIUỐC-DANH – Ừ, đưa đây tôi.
PHÓ MAY – Khoan đã, không thể mặc như thế được. Thứ áo này phải mặc đúng thể thức, tôi có đem người đến để mặc hầu ngài theo nhịp điệu. Ớ này ! Vào đây, các chú. Các chú hãy mặc bộ lễ phục này hầu ngài theo cách thức mặc cho các nhà quý phái.
(Bốn chú thợ phụ ra, hai chú cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh mặc lúc tập kiếm vừa rồi, hai chú thì lột áo ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đám thợ, phô áo mới cho họ xem có được không. Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc.)
THỢ PHỤ – Bẩm ông lớn, xin ông lớn ban cho anh em ít tiền uống rượu.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Anh gọi ta là gì?
THỢ PHỤ – Bẩm, ông lớn ạ.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Ông lớn ư? Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là "ông lớn". Đây, ta thưởng về tiếng "ông lớn" đây này!
THỢ PHỤ – Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – "Cụ lớn", ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng "cụ lớn" đáng thưởng lắm. "Cụ lớn" không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.
THỢ PHỤ – Dám bẩm đức ông, anh em chúng tôi sẽ đi uống rượu chúc sức khoẻ đức ông.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – Lại "đức ông" nữa! Hà hà! Hà hà! Các chú hãy đợi tí, đừng đi vội. Ta là đức ông kia mà! (nói riêng) Của đáng tội, nếu nó tôn ta lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả túi tiền mất. Đây nữa này, thưởng cho chú về tiếng "đức ông" đấy nhé.
THỢ PHỤ – Dạ, bẩm đức ông, anh em chúng tôi xin bái tạ ơn người.
ÔNG GIUỐC-ĐANH – (nói riêng) – Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi.
(Bốn người thợ phụ vui mừng nhảy múa.)
(Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang, trong Tuyển tập kịch Mô-li-e, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1994)
Tóm tắt: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang (1670) và là lớp kịch kết thúc hồi II. Nhân vật trung tâm của vở kịch là ông Giuốc-đanh, tuổi ngoài bốn mươi, con một nhà buôn giàu có. Tuy dốt nát, quê kệch, nhưng ông muốn học đòi làm sang. Nhiều kẻ lợi dụng tính cách đó, săn đón, nịnh hót ông để moi tiền. Ông không tán thành tình yêu của con gái là Luy-xin với chàng Clê-ông chỉ vì chàng chẳng phải là quý tộc. Cuối cùng, nhờ mưu mẹo của Cô-vi-en, là đầy tớ của mình, Clê-ông cải trang làm hoàng tử Thổ Nhĩ Kì đến hỏi Luy-xin làm vợ và được ông Giuốc-đanh ưng thuận.
Hướng dẫn giải:
Nội dung |
Điểm |
a. Xác định được yêu cầu về kiểu bài: Xác định được yêu cầu về kiểu bài: Nghị luận văn học. |
0.25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Làm rõ đặc trưng nhân vật hài kịch qua nhân vật ông Giuốc-đanh trong đoạn trích. |
0.5 |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + Giới thiệu về ông Giuốc-đanh: Xuất thân từ một gia đình con buôn, giàu có, nhưng ôm mộng trở thành một quý tộc thực sự. Ước muốn này được thể hiện qua sự việc ông Giuốc-đanh không chịu gả Luy-xin, con gái ông, cho chàng Clê-ông, người yêu Luy-xin thật lòng chỉ vì chàng không có xuất thân từ tầng lớp quý tộc. + Ông Giuốc-đanh qua cuộc trò chuyện với thợ may đã lộ rõ sự thiển cận của mình: ++ Ông phản ánh trực tiếp với thợ may về sự không thoải mái của đôi tất và đôi giày, hay khi nhận ra vải may của mình bị gọt bớt. Lúc này, ông hoàn toàn tỉnh táo nhưng vấn đề chưa được giải quyết thì ông lại bị thợ may đánh lạc hướng sang bộ lễ phục. ++ Nhận ra hoa may ngược nhưng lại bị tên thợ may lí luận lại và lừa phỉnh rằng những người quý phái đều mặc như thế này cả. Nghe thế, ông ta ngay lập tức chấp nhận kiểu cách ấy. => Ông Giuốc-đanh chỉ chú trọng vào vẻ bề ngoài (bộ lễ phục) nên mới bị đánh lạc hướng nhiều lần, bị lừa phỉnh mà quên mất những thiệt thòi, những cái sai lố bịch đang hiển lộ rõ ràng trước mắt. Thậm chí, ngay trong quá trình tên thợ may cho người vào giúp Giuốc-đanh mặc lễ phục cũng chứa đầy sự châm biếm bởi cả quá trình cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tât cả đều theo nhịp của dàn nhạc. + Ông Giuốc-đanh khi được thợ phụ tâng bốc đã thể hiện rõ bản chất ham danh vọng một cách mù quáng: ++ Ông cảm thấy rất thích thú khi được tâng bốc: Ông lớn ư? Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là "ông lớn". Đây, ta thưởng về tiếng "ông lớn" đây này!; "Cụ lớn", ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng "cụ lớn" đáng thưởng lắm. "Cụ lớn" không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.; Lại "đức ông" nữa! Hà hà! Hà hà! Các chú hãy đợi tí, đừng đi vội. Ta là đức ông kia mà! (nói riêng) Của đáng tội, nếu nó tôn ta lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả túi tiền mất. Đây nữa này, thưởng cho chú về tiếng "đức ông" đấy nhé. ++ Ông hào phóng thưởng cho đám thợ phụ vì ông cho rằng bản thân mình hiện giờ đã có cốt cách, vẻ ngoài như một quý tộc thực sự. Mà ông không hề biết rằng, đám thợ ấy đã "đọc vị" được ông. Chúng chỉ lợi dụng thói hám danh mù quáng của ông để mà tranh thủ kiếm chác. => Đặc trưng nhân vật hài kịch qua hình tượng của ông Giuốc-đanh: Nhân vật bộc lộ rõ trí tuệ thiển cận, dốt nát, không có chính kiến của mình trong quá trình tương tác với những nhân vật khác. Chính sự thiển cận này kết hợp với ham muốn được đặt chân vào giới quý tộc của ông Giuốc-đanh đã dựng lên những tình huống đầy lố bịch trong tác phẩm (ông Giuốc-đanh phản ánh hoa bị may ngược, ông Giuốc-đanh thay đồ theo nhịp của dàn nhạc, ông Giuốc-đanh vui sướng, hào hứng ban thưởng cho đám thợ phụ vì được khen ngợi), góp phần tạo nên tiếng cười chế giễu, châm biếm đầy sâu cay. Qua nhân vật này, tác giả phê phán thói học đòi, rởm đời, lố bịch của những kẻ trọc phú (giàu có nhưng ít hiểu biết, ham danh vọng hão huyền đến mức mù quáng, ảo tưởng) trong xã hội lúc bấy giờ. - Sắp xếp được hệ thống ý phù hợp theo đặc điểm của kiểu văn bản. |
1.0 |
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
1.5 |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong văn bản. |
0.25 |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.25 |