Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Video 3 SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
NHỚ RỪNG
Thế Lữ
I. TÌM HIỂU CHUNG
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
2. Khổ 2, 3: Nỗi nhớ sâu thẳm về quá khứ huy hoàng:
a. Khổ 2:
* Quá khứ được tái hiện trong nỗi nhớ da diết nên những hình ảnh gợi ra từ kí ức thật đẹp đẽ, rực rỡ và đáng tôn thờ. Chỉ một chữ “nhớ” trong câu thơ “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ” và “Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già” thôi cũng cho thấy âm hưởng chủ đạo của khổ thơ thứ 2 này là nỗi nhớ. Nhớ vầ những kỉ niệm, những chiến tích oai hùng, những không gian cao rộng khoáng đạt. Chúng là những dấu ấn thời của thời đại một đi không trở lại nên chúng thấm cả dư vị xót xa, tiếc nuối.
Căm hờn và uất hận chính là hai xung lực độc khởi của đoạn thơ, cũng là cảm hứng cho toàn bộ bài thơ. Lời thơ sau niềm uất hận, căm hờn lại là cái nhìn đầy hoài niệm về quá khứ. Quá khứ là vàng son, là cái đích cuối cùng, là cứu cánh cho những cảm xúc của con hổ. Con hổ phủ nhận cái trước mắt, cái hiện thời, lối thoát chỉ có hai hướng: trở về quá khứ hoặc ngưỡng vọng tới tương lai. Con hổ không có tương lai bởi thực tại tù túng ấy. Cho nên, con hổ chỉ biết hướng về quá khứ. Đối lập hai vùng không gian ấy là cảm hứng lãng mạn trào dâng. Quá khứ trở thành vầng hào quang chói lọi khác thường khiến con hổ có những giây phút được sảng khoái, được sống với chính mình.
* Cảnh rừng đại ngàn: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi, chốn ngàn năm cao cả âm u, cảnh nước non hùng vĩ, oai linh, ghê gớm,…
=> Cảnh núi rừng hùng vĩ đã trở thành bối cảnh lãng mạn làm nổi bật hình tượng chúa sơn lâm với vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt. Bút pháp lãng mạn hướng về cái khác lạ, phi thường đã phát huy tới mức tối đa khi khắc họa giang sơn của chúa tể rừng xanh. Nơi ấy cái gì cũng lớn lao, dữ dội: âm thanh với “tiếng gió gào ngàn”, “giọng nguồn hét núi”…, hình ảnh với “cảnh sơn lâm”, với “bóng cả”, “cây già”, “lá gai”, “cỏ sắc”.
=> Lớn lao, phi thường, mang vẻ đẹp nguyên sơ, thiêng liêng, bí ẩn.
* Hình ảnh con hổ hiện ra với vẻ đẹp oai phong lẫm liệt:
- Bước chân lên dõng dạc, đường hoàng.
- Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng.
- Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
- Ta biết ta là chúa tể cả muôn loài.
- Con hổ mang dáng dấp đế vương (vẻ đẹp vừa uyển chuyển mềm mại, vừa nhanh nhẹn và đầy uy lực). Điều thú vị là con hổ ý thức được sâu sắc địa vị của nó trong chốn nước non hùng vĩ. Con hổ xưng “ta” nhưng thực chất chính là cái tôi đang bừng tỉnh, cái tôi trung tâm của một thời “oanh liệt”.
- Con hổ ý thức được vị thế của bản thân mình: “Ta biết ta chúa tể cả muôn loài”. Chỉ mấy chữ này thôi cũng đã làm nổi bật được vẻ đẹp đường bệ, thần thánh, uy nghiêm của con hổ. Con hổ hiện lên ở cả tấm thân (ngoại hình) và sức mạnh bên trong ghê gớm.
- Con hổ chế ngự và biến mọi vật thành sở hữu của riêng nó:
“Trong hang tối khi mắt thần đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi”.
=> Thiên nhiên có sự kết hợp hài hòa giữa hai vẻ đẹp lãng mạn và hùng vĩ. Khi rừng thiêng tấu lên “khúc trường ca dữ dội” thì hổ “bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng”. Khi trong “Những đêm vàng bên bờ suối” thì hổ ta “say mồi đứng uống ánh trăng tan”. Trong “Những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn” thì hổ ta “lặng ngắm giang sơn đổi mới”. Thiên nhiên cảnh vật và chúa sơn lâm có sự song hành, hòa hợp. Chúa tể muôn loài như làm chủ cõi riêng của mình, đó là cõi thiêng mang vẻ uy nghi lộng lẫy, nhưng cũng chỉ là quá khứ vàng son một đi không trở lại.
=> Như thế, những hồi quang kí ức làm hiện lên quá khứ huy hoàng của con hổ. Con hổ nằm dài chán ngán rồi hồi tưởng lại quá vãng hào hùng cũng là một tưởng được sống lại một thời oanh liệt. Mạch cảm xúc, mạch hồi tưởng của con hổ cũng chính là tâm trạng chung của những người dân VN bị mất nước, mất tự do thời bấy giờ. Quá khứ là vàng son là tươi đẹp nhưng một đi không trở lại, vì thế mà càng nhớ về quá khứ thì nỗi đau đớn, chán ngán, niềm phẫn uất căm hờn thực tại càng đầy lên, dâng lên cuộn trào như lớp sóng lòng.
b. Khổ 3: Bức tranh tứ bình lộng lẫy:
- Thời điểm: đêm trăng, ngày mưa, bình minh, hoàng hôn.
- Cấu tứ: Một câu nói về thiên nhiên, một câu nói về hình ảnh con hổ. Hình ảnh thiên nhiên phong phú, lãng mạn và thi vị. Hình ảnh con hổ nổi bật với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng và đầy uy lực. Cảnh dù hiện lên trong tâm tưởng, trong hoài niệm của con hổ nhưng hết sức sống động, như thước phim của kí ức được tua lại vẹn nguyên trong trí óc của con hổ.
- 4 bức tranh mở ra 4 cảnh, mở ra 4 kỉ niệm về quá khứ vàng son của con hổ. 4 cảnh này được xem là tuyệt bút, tạo nên bức tranh tứ bình độc đáo. Đoạn thơ này thể hiện sự am hiểu và sự vận dụng sáng tạo, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của Thế Lữ. Bởi tứ bình là nghệ thuật đặc sắc của thơ ca thời trung đại. Khi nói về vẻ đẹp cao sang quý phái, người ta thường hay sử dụng hình ảnh long, li, quy, phượng; khi nói về vẻ đẹp của người quân tử, thường gửi gắm vào hùng ảnh tùng, cúc, trúc, mai; hay khi nói đến 4 nghề nghiệp thường sử dụng tứ trụ: ngư, tiều, canh, mục. Tranh tứ bình với 4 cặp câu thường tự nó biểu đạt một nội dung hoàn chỉnh, kí thác một nỗi niềm nào đó. Trở lại với đoạn thơ của Thế Lữ, ta thấy được, mỗi cặp câu cũng tạo ra một hình ảnh độc đáo. Hình ảnh con hổ là biểu tượng cho những người dân VN bị mất tự do thời bấy giờ đã mang lại cho câu thơ, đoạn thơ dáng dấp hiện đại. Và bức tranh tứ bình trong bài thơ này tự nó đã tạo thành một chỉnh thể, diễn đạt một nội dung hoàn chỉnh: nói về nỗi nhớ của con hổ với quá khứ vàng son.
- Đoạn bức tranh tứ bình này mỗi cảnh là một mảnh ghép của kí ức, có cảnh ban ngày, có cảnh ban đêm, có cảnh lãng mạn thi vị, có cảnh linh thiêng, thâm u. Những đường nét của bức tranh tứ bình ấy đã làm tái hiện vẹn nguyên quá khứ vàng son của con hổ. Điều đó cho thấy nỗi nhớ da diết cồn cào của con hổ khi sống trong trạng thái tù đày, mất tự do.
* Bức tranh thứ nhất:
- Đó là cảnh “những đêm vàng bên bờ suối” diễm ảo, và con hổ như một nghệ sĩ lãng tử “say mồi đứng uống ánh trăng tan”. Lãng tử nhưng cũng rất kiêu bạt ở tư thế đứng uống. Hổ uống dòng nước suối tan ánh trăng lấp lánh hay hổ đang uống những ngụm trăng đang tan vào không gian?
- Trong bức tranh thứ nhất này, cảnh là một đêm đầy trăng. Trăng bao trùm lên vạn vật, lên cả không gian. Sắc vàng của trăng như tan ra, hòa lẫn với dòng nước suối để cho hổ uống. Cảnh đẹp huyền ảo, thật thi vị và lãng mạn.
- Với cách sử dụng từ ngữ độc đáo, ta có cảm giác như hổ say mồi thì ít mà say ánh trăng thì nhiều. Chúa sơn lâm cũng như đang say đắm, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Đây là hình ảnh thực được viết dưới ngòi bút lãng mạn bởi: vẫn là cảnh con hổ uống nước nhưng dưới sự hóa thân của thi nhân thì lại trở nên lãng mạn, thi vị hơn bao giờ hết. Con hổ hiện lên không chỉ trong dáng vẻ của một chúa sơn lâm đầy uy nghi, dũng mãnh mà còn chứa tâm hồn nghệ sĩ, lãng mạn bay bổng, say sưa cảm nhận cảnh đẹp trăng đẹp đẽ.
- Cảnh đêm trăng còn gợi ra đêm của tự do, đêm mà con hổ còn được vùng vẫy, làm chủ chốn rừng thiêng. Bởi thế, không gian ấy, cảnh vật ấy là của sự tự do, là của quá khứ vàng son một đi không trở lại. Cảnh đẹp nhưng lại gợi niềm tiếc nuối khôn cùng.
* Bức tranh thứ hai:
- Cụm từ “chuyển bốn phương ngàn” diễn tả rất chính xác những cơn mưa rừng trong những biến chuyển dữ dội của thiên nhiên. Giữa cái hà khắc, dữ dội của thiên nhiên ấy, có biết bao loài vật đang run sợ, mong được náu mình, mong được yên ổn, thậm chí là sự che chở để được yên thân. Còn hổ lại có tâm trạng khác, thật xứng đáng với tư thế của một vị chúa sơn lâm rừng thẳm.
- Hổ ung dung, tự tại nhưng cũng không kém phần ngây ngất ngắm giang san đổi mới. Sự điềm nhiên của hổ chứa đựng một sự thanh thản, một bản lĩnh vững vàng, một sức mạnh chế ngự mà không có gì có thể làm suy chuyển, lung lay được hổ.
=> Thủ pháp đối lập đã làm nổi bật vẻ đẹp uy nghi, vững vàng của chúa sơn lâm rừng thẳm.
* Bức tranh thứ ba:
- Sau bức tranh âm u, dữ dội là bức tranh tươi sáng, tưng bừng của buổi bình minh. Với cách sử dụng từ ngữ có tính gợi tả cao “bình minh”, “nắng gội”, “tưng bừng” đã gợi lên vẻ tươi tắn, trẻ trung, thiên nhiên tràn đầy sức sống.
- Cảnh bình minh rộn rã tiếng chim ca, trong trẻo, thú vị, hình ảnh của chúa sơn lâm thật êm đềm. Góp phần tạo nên sắc thái tưng bừng, rộn rã là âm thanh của bình minh tưng bừng. Con hổ hoạt động theo cách riêng của mình – một vị chúa sơn lâm. Thiên nhiên vạn vật bừng tỉnh kia dường như chỉ là nền cảnh để tô điểm cho giấc ngủ say sưa của con hổ.
* Bức tranh thứ tư:
- Bức tranh thứ 4 này là cảnh dữ dội nhất, bi tráng nhất. Bức tranh với những gam màu rực rỡ: màu máu, màu của mặt trời.
- Hình ảnh và cách dùng từ thật lạ và đắt. Thủ pháp đảo ngữ được sử dụng khiến cho cảnh tượng thêm phần gay gắt và mãnh liệt. Dưới cái nhìn của mãnh thú, những ánh hoàng hôn rực đỏ bỗng biến thành “lênh láng máu sau rừng”. Mặt trời và hổ đang trong cuộc giao tranh quyền lực khốc liệt. Vầng mặt trời là thứ vĩnh hằng, lớn lao nhưng trong mắt của hổ thì trở nên thật nhỏ bé, không đáng chấp: chỉ là “mảnh mặt trời” mà thôi.
- Không những thế, hổ còn nắm chắc cơ hội thắng thế của mình. Nó kiêu ngạo nhìn mặt trời hấp hối. Con hổ đang đợi mảnh mặt trời nhỏ bé kia chết đi, lặn đi để cả uy lực vũ trụ nhường lại cõi thiêng cho nó, cho vị chúa sơn lâm.
=> Song đoạn bức tranh tứ bình này cũng gửi gắm cả niềm đau của con hổ. Quá khứ và hiện tại đối lập đến đau xót. Một loạt điệp ngữ: “nào đâu”, “đâu những”,… cứ lặp đi lặp lại, những câu hỏi tu từ cứ ngân lên riết róng và nhức buốt. 4 câu hỏi tu từ đi kèm trong mỗi bức tranh tứ bình đã thể hiệnn được niềm tiếc nuối, xót xa, nỗi nhớ đến da diết, dồn dập. Mỗi cảnh là một kỉ niệm đẹp, hoàn thiện mảnh ghép về quá khứ vàng son, thiêng liêng, lớn lao của con hổ.
- Giấc mơ huy hoàng của con hổ đã khép lại trong tiếng than: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”:
+ Đó là nỗi nhớ về rừng xưa da diết, khắc khoải. Là nỗi nhớ rừng – nhớ tự do.
+ Đó là bài thơ gửi gắm lòng yêu nước một cách kín đáo và sâu sắc.
=> Đoạn thơ bức tranh tứ bình được xem là đoạn tuyệt bút. Thể hiện nỗi nhớ và khát khao tự do đến cháy bỏng của vị chúa sơn lâm.
Nối để hoàn thành nhận xét về khổ 2 của bài Nhớ rừng:
Nối để hoàn thành thứ tự 4 bức tranh tứ bình bộc lộ nỗi nhớ về quá khứ của con hổ:
Nối để hoàn thành hoạt động của con hổ trong mỗi bức tranh tứ bình ở khổ 3:
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây