Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Video 2 SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
TỨC CẢNH PÁC BÓ
(Hồ Chí Minh)
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Câu khai (câu 1):
- Tác giả dùng phép đối:
+ Đối về thời gian: sáng – tối
+ Đối về không gian: suối – hang
+ Đối về hoạt động: ra – vào
- Câu thơ nói về việc ở và nếp sinh hoạt hàng ngày của Bác Hồ. Nhịp thơ 4/3 tạo câu thơ thành hai vế đối sóng đôi, toát lên cảm giác nhịp nhàng, đều đặn.
=> Đó là cuộc sống bí mật nhưng nền nếp, cuộc sống hài hòa, thư thái. Đó là tâm trạng thoải mái, ung dung hòa điệu với nhịp sống núi rừng, với hang với suối.
2. Câu thừa (câu 2)
- Câu thơ gợi một bữa ăn đơn sơ, giản dị nhưng chan chứa tình cảm bởi đó là những thứ do thiên nhiên ban tặng, và con người cung cấp, thể hiện niềm tin, sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
- Trong gian khổ, con người vẫn thư thái, vui tươi, say mê cuộc sống cách mạng, hòa hợp với thiên núi rừng Pác Bó.
3. Câu chuyển (câu 3)
- Điều kiện để làm việc tạm bợ/ nhưng nội dung bàn bạc công việc lại quan trọng; thanh bằng/ thanh trắc.
- Hình ảnh người chiến sĩ, vị lãnh tụ cách mạng được đặc tả bởi những nét khỏe mạnh đầy ấn tượng. Người chiến sĩ được khắc họa chân thực, có tầm bóc lớn lao, tư thế uy nghi.
4. Câu hợp (câu 4)
- Sang: sang trọng, giàu có.
- Câu thơ thể hiện một cách nói, một lối sống, một quan niệm và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là “sang”.
- “Sang” vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Pháp mà Người đang theo đuổi, sang vì lí tưởng và vì đời sống tâm hồn phong phú, sang vì phong thái ung dung tự tại dù hoàn cảnh sống và chiến đấu có gian khổ khắc nghiệt đến đâu.
III. TỔNG HỢP
1. Nội dung:
- Bài thơ cho thấy phong thái lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.
- Qua bài thơ ta cũng thấy được sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ tứ tuyệt hàm súc, cô đọng.
- Ngôn từ vừa cổ điển vừa hiện đại.
- Hình ảnh thơ chân thực, giản dị.
Trong câu thơ "Sáng ra bờ suối tối vào hang", Bác đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
Trong câu thừa, chi tiết cho thấy lối sống kham khổ của người chiến sĩ Cách mạng là
Trong câu chuyển, từ láy mà Bác sử dụng có nghĩa là trạng thái
Câu thơ cuối trong bài Tức cảnh Pác Bó nói lên tâm trạng gì của người chiến sĩ Cách mạng?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây