Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Video 2 SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
Đặng Thai Mai
1. Phần mở bài
- Vào đề bằng hai câu văn biểu cảm: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.”
-> Tình yêu, thái độ trân trọng của tác giả đối với tiếng nói Việt Nam.
- Nêu vấn đề nghị luận: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”
+ “Một thứ tiếng nói hài hòa về âm hưởng, thanh điệu” (từ vựng).
+ “tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu” (cú pháp).
+ “có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam” (vai trò, tác dụng trong cuộc sống).
2. Phần thân bài
- Luận điểm 1: “Tiếng Việt , trong cấu tạo của nó là một thứ tiếng khá đẹp.”
Minh chứng: “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”.
+“Tiếng Việt chúng ta có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú”.
+ Tiếng ta lại giàu về thanh điệu: ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc.
-> Tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng.
+ Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta nhận xét rằng tiếng Việt là thứ tiếng giàu chất nhạc.
+Một giáo sĩ nước ngoài: “tiếng Việt là thứ tiếng đẹp và rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”.
- Luận điểm 2: “Tiếng Việt là một thứ tiếng hay”.
+ “Tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt.”
+ “Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều.”
+ “Ngữ pháp cũng dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn.
+ “Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản thân mình, tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng, để biểu hiện những khái niệm mới, để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ…
3. Phần kết bài
- Nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt: “Cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ ràng về sức sống của nó.”
-> Sức sống của tiếng nói Việt Nam chính là một biểu hiện sức sống của dân tộc Việt Nam.
4. Nghệ thuật nghị luận
- Kết hợp hài hòa giải thích, chứng minh và bình luận.
- Hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt -> dùng các chứng cứ để chứng minh.
- Dẫn chứng bao quát, toàn diện.
- Biện pháp mở rộng thành phần câu:
+ “Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi.”
+ “Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói…”
-> Không phải viết nhiều câu; các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.
TỔNG KẾT
- Nội dung: Phát hiện khoa học về vẻ đẹp tiếng nói Việt Nam.
- Nghệ thuật:
+ Kết hợp giải thích, chứng minh, bình luận.
+ Lập luận chặt chẽ.
+ Dẫn chứng toàn diện, bao quát.
+ Viết câu linh hoạt.
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
(1) Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
(2) Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
(3) [...] Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi. Tuy vậy, lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm. Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói tiếng Việt như là một thứ tiếng "đẹp" và "rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ"(1). Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Tiếng ta lại giàu về thanh điệu. Giọng nói của người Việt Nam, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình)(2) còn có bốn thanh trắc. Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm(3) như những âm giai(4) trong bản nhạc trầm bổng [...]. Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc. Là một phương diện trao đổi tình cảm ý nghĩa giữa người với người, một thứ tiếng hay trước hết phải thỏa mãn được nhu cầu ấy của xã hội. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt. Từ vựng(5) tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều. Ngữ pháp cũng dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn. Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản thân mình, tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng, để biểu hiện những khái niệm mới, để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...
(4) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(Đặng Thai Mai(*), Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc,
trong Tuyển tập Đặng Thai Mai,
tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1984)
Chú thích:
(*) Đặng Thai Mai (1902 - 1984) quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách mạng, vừa sáng tác và nghiên cứu văn học. Từ sau năm 1945, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình nghiên cứu văn học có giá trị lớn. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II.
(1) Guýt-xta-vơ Huê (Gustave Hue), Lời nói đầu tập Từ điển Việt - Trung - Pháp, Nhà in Trung Hòa, Hà Nội, 1937 (chú thích của tác giả).
(2) Âm bình và dương bình: hai thanh bằng trong hệ thống thanh điệu của tiếng Việt. Âm bình (còn gọi là trầm bình): thanh huyền. Dương bình (còn gọi là phù bình): thanh ngang, không có đấu tranh.
(3) Ngữ âm: hệ thống các âm của một ngôn ngữ.
(4) Âm giai: (gam trong âm nhạc) thang bậc âm thanh, gồm những nốt nhạc liền nhau được sắp xếp theo một quy tắc nhất định.
(5) Từ vựng: toàn bộ các từ của một ngôn ngữ.
Gạch dưới câu văn nêu vấn đề nghị luận của bài viết trong đoạn văn (2):
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nó rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn in đậm sau thuộc kiểu câu nào?
"Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó."
Câu văn sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
"Tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng."
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
[...] Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi. Tuy vậy, lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm. Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói tiếng Việt như là một thứ tiếng "đẹp" và "rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ"(1). Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Tiếng ta lại giàu về thanh điệu. Giọng nói của người Việt Nam, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình)(2) còn có bốn thanh trắc. Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm(3) như những âm giai(4) trong bản nhạc trầm bổng [...]. Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc. Là một phương diện trao đổi tình cảm ý nghĩa giữa người với người, một thứ tiếng hay trước hết phải thỏa mãn được nhu cầu ấy của xã hội. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt. Từ vựng(5) tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều. Ngữ pháp cũng dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn. Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản thân mình, tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng, để biểu hiện những khái niệm mới, để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...
Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(Đặng Thai Mai(*), Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc,
trong Tuyển tập Đặng Thai Mai,
tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1984)
Chú thích:
(*) Đặng Thai Mai (1902 - 1984) quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách mạng, vừa sáng tác và nghiên cứu văn học. Từ sau năm 1945, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình nghiên cứu văn học có giá trị lớn. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II.
(1) Guýt-xta-vơ Huê (Gustave Hue), Lời nói đầu tập Từ điển Việt - Trung - Pháp, Nhà in Trung Hòa, Hà Nội, 1937 (chú thích của tác giả).
(2) Âm bình và dương bình: hai thanh bằng trong hệ thống thanh điệu của tiếng Việt. Âm bình (còn gọi là trầm bình): thanh huyền. Dương bình (còn gọi là phù bình): thanh ngang, không có đấu tranh.
(3) Ngữ âm: hệ thống các âm của một ngôn ngữ.
(4) Âm giai: (gam trong âm nhạc) thang bậc âm thanh, gồm những nốt nhạc liền nhau được sắp xếp theo một quy tắc nhất định.
(5) Từ vựng: toàn bộ các từ của một ngôn ngữ.
Em có nhận xét gì về những dẫn chứng mà tác giả nêu ra trong bài viết trên?
Những dẫn chứng được tác giả sử dụng trong bài viết vừa mang tính
- nghệ thuật
- cổ điển
- khoa học
- thực địa
- thực tế
- thực hành
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
[...] Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi. Tuy vậy, lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm. Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói tiếng Việt như là một thứ tiếng "đẹp" và "rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ"(1). Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Tiếng ta lại giàu về thanh điệu. Giọng nói của người Việt Nam, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình)(2) còn có bốn thanh trắc. Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm(3) như những âm giai(4) trong bản nhạc trầm bổng [...]. Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc. Là một phương diện trao đổi tình cảm ý nghĩa giữa người với người, một thứ tiếng hay trước hết phải thỏa mãn được nhu cầu ấy của xã hội. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt. Từ vựng(5) tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều. Ngữ pháp cũng dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn. Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản thân mình, tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng, để biểu hiện những khái niệm mới, để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...
Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(Đặng Thai Mai(*), Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc,
trong Tuyển tập Đặng Thai Mai,
tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1984)
Chú thích:
(*) Đặng Thai Mai (1902 - 1984) quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách mạng, vừa sáng tác và nghiên cứu văn học. Từ sau năm 1945, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình nghiên cứu văn học có giá trị lớn. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II.
(1) Guýt-xta-vơ Huê (Gustave Hue), Lời nói đầu tập Từ điển Việt - Trung - Pháp, Nhà in Trung Hòa, Hà Nội, 1937 (chú thích của tác giả).
(2) Âm bình và dương bình: hai thanh bằng trong hệ thống thanh điệu của tiếng Việt. Âm bình (còn gọi là trầm bình): thanh huyền. Dương bình (còn gọi là phù bình): thanh ngang, không có đấu tranh.
(3) Ngữ âm: hệ thống các âm của một ngôn ngữ.
(4) Âm giai: (gam trong âm nhạc) thang bậc âm thanh, gồm những nốt nhạc liền nhau được sắp xếp theo một quy tắc nhất định.
(5) Từ vựng: toàn bộ các từ của một ngôn ngữ.
Trong bài viết trên, tác giả chứng minh vấn đề nghị luận bằng mấy luận điểm?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây