Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Vẻ đẹp của Sông Đà SVIP
VẺ ĐẸP CỦA SÔNG ĐÀ
Nguyễn Tuân
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Nguyễn Tuân
- Sinh năm 1910, mất năm 1987.
- Quê quán: Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Là tác giả của nhiều tập truyện, kí đặc sắc.
- Tác phẩm tiêu biểu: Người lái đò Sông Đà, Vang bóng một thời, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Chiếc lư đồng mắt cua,...
2. Văn bản Vẻ đẹp của Sông Đà
- Xuất xứ:
- Thể loại: tùy bút.
- Bố cục: 3 phần.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Vẻ đẹp của Sông Đà khi quan sát từ trên cao
- Không gian xuất hiện của dòng sông:
+ Không gian mây trời Tây Bắc với hoa ban, hoa gạo và mù khói núi Mèo.
=> Không gian rộng lớn, bao la, thơ mộng.
- Màu sắc Sông Đà biến đổi theo mùa:
+ Mùa xuân “dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô”.
+ Mùa thu “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì”.
=> Nghệ thuật so sánh đã được sử dụng để khẳng định sự quan sát tinh tế của tác giả và gửi gắm tình yêu, sự trân trọng dành cho Sông Đà.
- Phê phán hành động làm xấu dòng Sông Đà:
+ Tên gọi sông Đen thực dân Pháp đặt cho sông Đà là tên gọi sai lầm: “chưa bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen”.
=> Thái độ giận dữ với hành động áp bức của kẻ thù là cách biểu hiện tình yêu tha thiết, trọn vẹn tác giả dành cho dòng sông.
2. Vẻ đẹp của Sông Đà khi quan sát từ trên mặt đất
- Những vẻ đẹp của Sông Đà:
+ Gợi cảm.
+ Mang theo màu sắc nắng tháng Ba Đường thi.
+ Khung cảnh Sông Đà gắn với bờ bãi, chuồn chuồn, bươm bướm.
- Nghệ thuật: nhân hóa “Con Sông Đà gợi cảm”, so sánh “Sông Đà như một cố nhân”, liệt kê “Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà”,...
=> Sông Đà hiện lên cụ thể, chân thực và sống động.
- Cách biểu hiện tình cảm của tác giả:
+ Biểu hiện trực tiếp, mãnh liệt qua hình ảnh so sánh “vui như thấy nắng ròn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.
3. Vẻ đẹp của Sông Đà khi quan sát từ trên thuyền
- Điểm nhìn: trên thuyền.
- Vẻ đẹp:
+ Lặng tờ: “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ”, “Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”.
+ Nhuốm màu sử thi: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”.
=> Vẻ đẹp đặc biệt của cảnh hai bên bờ sông là sự yên tĩnh, vắng lặng.
- Khung cảnh bờ sông:
+ Các hình ảnh thân thuộc: “một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa”, “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”, “hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”,...
- Liên tưởng, tưởng tượng của tác giả:
=> Thông qua liên tưởng, tưởng tượng, tác giả đã nhấn mạnh vẻ đẹp lặng tờ của dòng sông và cho thấy mong muốn nhìn ngắm dòng sông trong vẻ đẹp nguyên sơ nhất của nó.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Tác giả đã quan sát Sông Đà từ nhiều điểm nhìn để phát hiện ra vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt của dòng sông.
- Tác giả bày tỏ tình yêu mãnh liệt, tha thiết, sự trân trọng dành cho dòng sông quê hương.
2. Nghệ thuật
- Kết hợp đa dạng các biện pháp tu từ: liệt kê, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ,...
- Đan xen câu văn dài ngắn để tạo nên nhịp điệu cho văn bản.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây