Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần 2) SVIP
II. Tìm hiểu chi tiết
2. Kết cấu
a. Lung khởi: bàn luận về lẽ sống - chết và nêu cảm tưởng khái quát về cái chết của những nghĩa sĩ tử trận.
- Mở đầu tác phẩm, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã giới thiệu hết sức hàm súc về bối cảnh lúc bấy giờ:
+ "Súng giặc đất rền": vũ khí của giặc tân tiến, hiện đại, có sức công phá lớn đến nỗi đất cũng phải rền vang, rung chuyển.
+ "lòng dân trời tỏ": trước cảnh giặc ngoại xâm, nhân dân ta quyết đứng lên chống trả với tấm lòng yêu quê hương, đất nước sâu sắc.
=> Nghệ thuật tương phản đã tái hiện lại một cách khái quát khung cảnh bão táp, đầy biến động lúc bấy giờ. Trong hoàn cảnh đó, tác giả bàn luận về lẽ sống - chết: "Mười năm công vỡ ruộng" nhưng chưa chắc có ai biết đến tên tuổi, tham gia "một trận nghĩa đánh Tây" dù có vong mạng nhưng tiếng thơm vẫn còn mãi, lưu vang sử sách. Qua đó, tác giả khẳng định việc hi sinh của những nghĩa sĩ tử trận dù buồn thương song đó cũng là một điều đáng trân trọng và tự hào.
b. Thích thực: kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của những nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Những nghĩa sĩ có nguồn gốc xuất thân từ nông dân, vốn không quen chiến đấu, nhưng trước tình cảnh của đất nước, tinh thần yêu nước và lòng quả cảm của họ sục sôi, để rồi họ cùng nhau vùng lên chống lại quân cướp nước.
- Tinh thần xả thân vì đất nước của họ không chỉ thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc mà còn cho thấy tình yêu nước lớn lao của họ. Họ không dung thứ kẻ lừa dối, bịp bợm và căm thù quân cướp nước. Hơn nữa họ còn có ý thức trân trọng thành quả của bao đời cha ông gìn giữ, truyền lại. Do vậy, trước cảnh loạn lạc, rối ren, họ tự nguyện chiến đấu và trừng phạt những kẻ bạo ngược, gian dối.
c. Ai vãn: bày tỏ nỗi niềm thương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối với nghĩa sĩ tử trận.
- Trước sự hi sinh của những nghĩa sĩ Cần Giuộc, cảnh tang thương, chia lìa của những gia đình tang tóc sau trận chiến, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã thay họ cất lên tiếng khóc than đau đớn đến xé lòng trong tác phẩm:
=> Những tiếng khóc than này như có sự cộng hưởng với nhau. Đó là tiếng khóc của những người mẹ mất con, người vợ mất chồng, tiếng khóc của người dân Nam Bộ phải chịu áp bức bởi quân xâm lược. Sự cộng hưởng ấy, không chỉ tạo nên giọng điệu đa thanh trong tác phẩm mà còn tái hiện một tiếng khóc mang tầm vóc lớn, là tiếng khóc thương của nhân dân cả nước, của thiên nhiên, cảnh vật khóc thương cho "phận bạc" của những nghĩa sĩ vong trận.
d. Khốc tận: bày tỏ sự ngợi ca và lời tâm nguyện của người cúng tế đối với những nghĩa sĩ tử trận.
- Tác giả bày tỏ sự ngợi ca đối với sự hi sinh của những nghĩa sĩ Cần Giuộc qua quan điểm "chết vinh còn hơn sống nhục". Họ ra trận không vì mong ngày được đeo ấn, phong hầu, làm rạng danh dòng họ mà chỉ đơn giản là vì yêu nước và ý thức bảo vệ, giữ gìn những giá trị mà ông cha truyền lại bao đời.
- Trong lời tâm nguyện của Nguyễn Đình Chiểu, tác giả nguyện cầu vong linh những nghĩa sĩ tử trận có thể tiếp tục "theo giúp cơ binh" để trả được thù kia, để thể hiện cái lòng tận trung với vua, với nước.
3. Hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc
a. Xuất thân
- Là những nông dân nghèo, cần cù lao động, cui cút làm ăn, không tỏ việc chiến đấu:
+ "Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung, chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ".
+ "Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó".
=> Nghệ thuật tương phản giữa những việc "vốn quen làm" với những việc "mắt chưa từng ngó" càng làm nổi bật được tầm vóc người anh hùng tiềm tàng trong mỗi người nông dân. Họ có thể chẳng tỏ việc bày binh bố trận, nhưng khi Tổ quốc cần, họ sẵn sàng trở thành những người anh hùng áo vải, quật khởi mà chiến đấu vì đất nước.
b. Lòng yêu nước nồng nàn
- Khi thực dân Pháp xâm lược, người nông dân lo lắng, chờ đợi tin tức từ quan trên mà mãi chẳng thấy, trong khi giặc Pháp đã làm điều xằng bậy suốt ba năm. Điều này càng khiến cho những người nông dân không thể chịu được, quyết chí vùng lên chống lại quân thù.
- Những chi tiết thể hiện lòng căm thù giặc của những nghĩa sĩ Cần Giuộc:
c. Điều kiện và khí thế chiến đấu
- Những chiến công của nghĩa sĩ Cần Giuộc:
+ Đốt nhà dạy đạo.
+ Chém đầu quan hai nọ.
+ Khiến quân địch kinh hồn bạt vía.
=> Dù điều kiện chiến đấu đầy thiếu thốn, đơn sơ nhưng khí thế của những nghĩa sĩ Cần Giuộc lại vượt lên trên cái thiếu thốn ấy, làm nổi bật khí thế anh hùng của những nghĩa sĩ. Họ mạnh mẽ, xông xáo xông lên "đốt", "đâm", "chém", "lướt", "liều mình như chẳng có"... khiến cho "mã tà ma ní hồn kinh", trừng trị kẻ dối trá, bán nước cầu vinh.
4. Ngôn ngữ
- Tác giả sử dụng đa dạng và linh hoạt giữa ngôn ngữ toàn dân với ngôn ngữ địa phương; ngôn ngữ trang trọng với ngôn ngữ giễu nhại, trào phúng.
- Tác giả còn sử dụng đa giọng điệu, đa điểm nhìn trong tác phẩm góp phần tạo nên giọng điệu đa thanh cho tác phẩm.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Tác phẩm khắc họa vẻ đẹp bi tráng của người nghĩa sĩ - nông dân Cần Giuộc. Qua đó khẳng định những phẩm chất đáng quý của người nghĩa sĩ Cần Giuộc: yêu nước; dũng cảm; tinh thần xả thân vì đất nước cao cả, đáng trân trọng.
2. Nghệ thuật
- Thủ pháp tương phản được sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn góp phần tô đậm hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Sử dụng ngôn ngữ đa dạng, linh hoạt khi thì trang trọng, khi dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ.
- Sử dụng đa giọng điệu, đa điểm nhìn tạo nên sự đa thanh trong tác phẩm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây