Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản Vợ nhặt (Phần 1) SVIP
VỢ NHẶT
_ Kim Lân_
(Phần 1)
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả
- Kim Lân (1920 – 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Ông bắt đầu sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, tập trung vào mảng đề tài người nông dân và nông thôn Bắc Bộ.
- Đóng góp văn học nổi bật nhất của Kim Lân thể hiện ở lĩnh vực truyện ngắn.
- Phong cách sáng tác: kể chuyện tự nhiên, hồn hậu, hóm hỉnh; tái hiện sinh động ngôn ngữ giao tiếp đời thường của người bình dân; gợi lên không gian văn hoá – lịch sử của những câu chuyện tưởng chừng bé nhỏ.
- Năm 2001, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
- Các tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962), Tuyển tập Kim Lân (1996).
2. Tác phẩm
- Đề tài: Nạn đói năm Ất Dậu (1945).
- Hoàn cảnh sáng tác: Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư mà Kim Lân viết ngay sau Cách mạng. Tuy nhiên, bản thảo còn dang dở và bị thất lạc. Sau đó, tác giả đã dựa vào cốt truyện của tiểu thuyết này để viết truyện ngắn Vợ nhặt.
- Bố cục:
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
a. Ý nghĩa nhan đề
- Kết hợp giữa danh từ “vợ” và động từ “nhặt”.
- Tác dụng:
+ Gợi cho độc giả sự tò mò bởi đối tượng của hành động “nhặt” thường là các đồ vật.
+ Cho phép người đọc phỏng đoán một tình huống khôi hài, vừa liên hệ đến thân phận rẻ rúng của người phụ nữ trong nạn đói.
--> Nhan đề cho phép người đọc dự đoán được tình huống truyện, nhân vật chính cũng như những sắc thái tâm lí mà truyện có thể gợi ra.
b. Tình huống truyện
- Khái niệm tình huống truyện:
- Tình huống trong truyện Vợ nhặt:
- Tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên, nằm ngoài mọi tính toán từ trước của cả hai nhân vật. Nhưng đây cũng là tình huống mang giá trị nhân đạo khi cho ta thấy được vẻ đẹp của tình người và tính người trong những hoàn cảnh bi đát, cũng như sức mạnh của tình yêu thương, sự bao dung và tinh thần lạc quan của những con người sống dưới đáy xã hội.
c. Trình tự kể chuyện
- Diễn biến:
+ Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Tràng và người phụ nữ sau này là vợ anh trong một lần Tràng đẩy xe thóc Liên đoàn lên tỉnh.
+ Trong lần gặp thứ hai, khi Tràng buông một câu nói đẩy đưa bông đùa, người phụ nữ ấy đã quyết định theo Tràng về làm vợ.
+ Tràng đưa vợ về nhà ra mắt mẹ.
+ Buổi sáng hôm sau, mọi người trong gia đình đều cảm thấy cuộc sống đã có những thay đổi quan trọng.
- Căn cứ vào diễn biến của câu chuyện, có thể chia Vợ nhặt làm ba phần:
+ Tràng và người “vợ nhặt” qua hai lần gặp gỡ.
+ Tràng quyết định đưa người “vợ nhặt” về nhà ra mắt bà cụ Tứ.
+ Cuộc sống trong gia đình Tràng vào ngày đầu tiên có thêm thành viên mới.
--> Nhà văn liên tục tạo ra những chi tiết thắt nút và mở nút, sự luân phiên của những khoảnh khắc căng - chùng, khiến truyện có một tiết tấu linh hoạt, hấp dẫn người đọc.
- Theo mạch truyện kể:
--> Trình tự sự kiện trong mạch truyện kể cho thấy truyện ngắn tập trung miêu tả nhiều nhất những sự thay đổi trong tâm trạng và nhận thức của Tràng.
- Theo trình tự của câu chuyện, các nhân vật đã có những thay đổi quan trọng từ diện mạo, tâm trạng đến cách ứng xử:
Những thay đổi quan trọng từ diện mạo, tâm trạng đến cách ứng xử của các nhân vật |
|
Người “vợ nhặt” |
- Trước khi về nhà Tràng làm vợ: + Không dễ gây thiện cảm cả về ngoại hình lẫn cách hành xử. + Bất chấp thể diện, ý tứ, miễn là có cái ăn. |
- Khi về nhà Tràng: + Đảm đang, tháo vát, có khả năng chịu khổ. + Đồng cảm, có ý thức chia sẻ, biết thắp lên hi vọng vào tương lai cho Tràng. |
|
Bà cụ Tứ |
- Khi nghe Tràng thưa chuyện: + Hiểu chuyện, vừa thương vừa lo cho các con. + Đón nhận con dâu với tất cả sự cảm thông, bao dung. - Vào buổi sáng hôm sau: + Diện mạo tươi tắn hơn, phong thái nhanh nhẹn, hoạt bát hơn. + Luôn nói những chuyện vui để đem đến cho con cái niềm lạc quan, hi vọng. + Luôn thương yêu, rộng lượng để trở thành điểm tựa cho con mình |
Tràng |
- Trước khi lấy vợ: + Nghèo, tốt tính nhưng có phần khờ khạo, ít nghĩ sâu xa. + Dắt vợ về nhà là một quyết định tức thời hơn là do suy nghĩ thấu đáo. |
- Từ khi lấy vợ: + Chín chắn, có những ý nghĩ trưởng thành, sống có trách nhiệm. + Mơ hồ cảm thấy phải tham gia vào hành động chung của nhân dân để tự giải phóng. |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây