Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản Thương nhớ mùa xuân (Phần 1) SVIP
Thương nhớ mùa xuân
(Phần 1)
Vũ Bằng
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Vũ Bằng
- Vũ Bằng (1913 - 1984), quê ở Hải Dương; là nhà văn, nhà báo đã sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám 1945.
- Ông có sở trường về truyện ngắn, bút kí, tùy bút.
- Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
- Tác phẩm chính: Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết), Cai (hồi kí), Miếng ngon Hà Nội (kí), Thương nhớ mười hai (tùy bút), Bốn mươi năm nói láo (hồi kí),...
2. Tác phẩm Thương nhớ mười hai
- Thương nhớ mười hai ra đời trong bối cảnh tác giả phải sống xa quê hương vì chiến tranh chia cắt đất nước.
- Tác phẩm là những trang viết về thiên nhiên, con người, phong tục của người Việt ở Bắc Bộ qua mười hai tháng trong một năm; mỗi tháng đều mang đặc trưng riêng.
3. Văn bản Thương nhớ mùa xuân
- Thuộc chương một của tác phẩm.
- Bố cục:
- Mạch logic chính gắn kết các thành phần của văn bản là tình cảm thương nhớ quê hương da diết của tác giả.
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
1. Vẻ đẹp của mùa xuân đất Bắc
- Cách tác giả giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân:
+ Tác giả giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân bằng tình yêu hiển nhiên của con người dành cho nó: “Ai bảo được non đừng thương nước, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”.
=> Những quy luật tự nhiên của con người như trai thương gái, non thương nước, mẹ yêu con, bướm yêu hoa thì ai cũng phải công nhận, thì tình yêu mùa xuân của con người cũng tự nhiên như thế, chẳng ai có thể cấm được. Mùa xuân vốn cũng đẹp, dịu dàng thế nên ai cũng yêu mến mùa xuân.
- Tác giả còn hình dung tình yêu mùa xuân của chàng trai và cô gái trẻ rạo rực như nhựa sống trong lòng, chỉ chờ dịp đặc biệt nào đó mà bất ngờ bung tỏa. Trong từng nhành mai, gốc đào đều rạo rực nhựa sống; núi cũng chuyển mình, sông hồ cũng rung động trong cuộc đổi thay của cuộc đời.
+ Nghệ thuật: phép điệp ngữ ai bảo… đừng, ai cấm… đừng; điệp cấu trúc: chủ ngữ + cụm động từ yêu mùa xuân; từ ngữ, hình ảnh đặc sắc,... nhấn mạnh tình yêu mùa xuân chính là lẽ tất yếu trong cuộc đời của mỗi con người.
=> Cách mở bài tự nhiên, độc đáo, giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Cảnh sắc và con người Hà Nội vào mùa xuân:
+ Mùa xuân Hà Nội được gợi tả qua những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thời tiết, âm thanh:
- mùa xuân có mưa riêu riêu
- gió lành lạnh
- có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh
- có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa
- có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
=> Mùa xuân mang vẻ đẹp rực rỡ, tràn trề nhựa sống.
+ Vẻ đẹp con người khi xuân đến:
=> Con người say sưa ngây ngất trước mùa xuân tươi đẹp.
+ Không khí gia đình đón Tết:
- Nhang trầm
- Đèn nến
- Đoàn tụ êm đềm
- Trên kính dưới nhường
- Đầm ấm, xum vầy
+ Nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ,...
=> Mùa xuân tươi đẹp, đầm ấm tràn trề sức sống và những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, là nét văn hóa truyền thống.
- Thời tiết đặc trưng và nếp sinh hoạt của người Hà Nội sau rằm tháng Giêng:
+ Cảnh sắc thiên nhiên, thời tiết:
- Đào hơi phai nhụy còn phong;
- Cỏ nức mùi hương;
- Trời hết nồm, mưa xuân;
- Bầu trời đã có những vệt xanh tươi; đã có hoa thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa;
- Nền trời trong có những làn sáng hồng hồng;
- Thời tiết đặc trưng: không nóng, không rét;
- Khung cảnh đêm tháng Giêng : đêm xanh biêng biếc, có mưa rây, nhìn rõ từng cánh sếu bay, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ,...
+ Con người:
- Trở về nếp sống thường ngày: bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh;
- Cánh màn điều treo ở bàn thờ ông vải đã hạ xuống;
- Các trò vui kết thúc trở về cuộc sống thường ngày.
+ Nghệ thuật: một lối viết tài hoa, câu chữ mượt mà, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc trong sáng đậm đà, giọng văn nhẹ nhàng,...
=> Cảnh sắc thiên nhiên đẹp, không khí sinh hoạt của con người trở về nếp sống êm đềm thường nhật. Tuy thiên nhiên, nhịp sống có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người với cái mới mẻ của nó.
- Vẻ đẹp độc đáo của trăng non tháng Giêng:
+ Trăng tháng Giêng “non như người con gái mơn mớn đào tơ”, “đẹp hơn các tháng khác...”, “là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng”, “ánh trăng lúc ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền”.
+ Nghệ thuật: Phép so sánh, nhân hóa, ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh, cảm xúc,...
=> Trong cảm nhận có phần “thiên vị” của tác giả, trăng tháng Giêng trong trẻo, đẹp huyền ảo, thơ mộng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây