Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khám phá văn bản SVIP
GIANG
Bảo Ninh
I. THỰC HÀNH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
* Cuộc đời
- Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương. Ngoài ra ông còn được biết đến với những bút danh khác như: Nhật Giang, Mã Pí Lèng.
- Sinh năm: 1952.
- Quê quán: Quảng Bình.
- Xuất thân: Ông là con trai giáo sư Hoàng Tuệ (1922 - 1999) nguyên Viện trưởng viện Ngôn ngữ học. Bảo Ninh là nhà văn quân đội từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam trước năm 1975.
* Phong cách nghệ thuật
- Giọng văn điềm đạm nhẹ nhàng.
* Tác phẩm chính
- Ông có một số tác phẩm chính như: Nỗi buồn chiến tranh, Trại bảy chú lùn.
Trong đó Nỗi buồn chiến tranh là cuốn tiểu thuyết được dịch ra 15 thứ tiếng và đạt nhiều giải thưởng quốc tế.
b. Tác phẩm
* Xuất xứ:
- Tác phẩm Giang được trích từ Tập truyện Bảo Ninh – những truyện ngắn.
- Truyện ngắn Giang là chương 1 của tập truyện, là những kí ức của tác giả khi tham gia vào quân đội.
* Nhan đề: Nhan đề Giang gợi cho người đọc suy nghĩ về tên một nhân vật cụ thể nào đó tác giả gặp trong lúc ở quân đội. Chỉ một chữ nhưng lại chứa rất nhiều liên tưởng, những nốt trầm cảm xúc.
* Thể loại:
* Bố cục: 3 phần
* Tóm tắt:
Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng rất tình cảm giữa các nhân vật Giang, bố Giang và nhân vật "tôi". Đằng sau đó là những câu chuyện đầy ắp tình người, tình thương của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì gian khổ nhưng huy hoàng.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật
- Những cuộc gặp gỡ của các nhân vật trong tác phẩm:
Những cuộc gặp gỡ |
Tình cảm của các nhân vật trong chiến tranh |
Giang và tôi (ở giếng nước) |
- Cô nữ sinh tin yêu và sẵn lòng giúp đỡ anh lính trẻ: con người cởi mở, gần gũi, thân thiện, dễ cảm thông… - Anh tân binh hóm hỉnh, nhanh nhẹn kiểu thanh niên. |
Tôi và bố Giang (ở nhà bố Giang) |
- Người bố: tác phong, điều lệnh quân đội, nghiêm nghị, giữ khoảng cách. - Anh tân binh: nghiêm túc, có chút gì đó e ngại cấp trên. |
Giang, tôi và bố Giang |
Khi đã làm quen, tin cậy, giữa người sĩ quan và anh lính trẻ rất dễ cảm thông, tình cha con của người lính rất ấm áp. |
Tôi và bố Giang (ở chiến trường Tây Nguyên) |
Tình thương yêu con và tình thương yêu chiến sĩ của người chỉ huy hòa làm một; lòng kính trọng của chiến sĩ đối với người chỉ huy; tình yêu, sự cách trở và niềm tin yêu. |
- Điểm nhìn của tác phẩm:
-> Người đã kể lại câu chuyện một cách toàn vẹn, đầy đủ từ đầu đến cuối một cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại dư vị sâu sắc.
- Việc chọn điểm nhìn, cách kể nhằm dụng ý muốn gieo vào lòng độc giả những suy nghĩ về tình người trong cuộc chiến, những dự vị về mất mát, về nỗi đau và cả những rung động lãng mạn thoáng qua mà nhớ mãi.
2. Nhân vật Giang
- Tính cách nhân vật Giang được thể hiện rõ nét qua từng cuộc đối thoại:
Hình ảnh của Giang |
Qua điểm nhìn |
Nét tính cách nổi bật |
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh. |
Tôi |
Tin người, trong trẻo, hồn nhiên, sẵn lòng giúp đỡ người khác. |
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang. |
Tôi - bố Giang |
Nhanh nhẹn, lo lắng, đảm đang, nũng nịu, không hề sợ bố. |
Lúc cùng anh tân binh đi đến đơn vị trên xe đạp. |
Tôi |
Hay nói chuyện, có vẻ cô đơn, có tâm trạng. |
Tại chiến trường qua lời của bố Giang. |
Bố Giang |
Luôn nhớ và có cảm tình với anh tân binh. |
- Cách xử sự của nhân vật Giang trong hoàn cảnh chiến tranh, tình huống gặp anh bộ đội giữa đường… là hoàn toàn phù hợp.
-> Thể hiện tình quân dân thắm thiết, sự tin yêu tuyệt đối vào anh bộ đội cụ Hồ.
3. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm
- Chủ đề tư tưởng của tác phẩm Giang là những kí ức của nhân vật "tôi" trong chiến tranh. Những cuộc gặp gỡ con người đời thường, những câu chuyện vụn vặt nhưng góp phần để lại nhiều suy ngẫm cho con người.
- Hai đoạn cuối của văn bản góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Là sự suy ngẫm của tác giả về chiến tranh. Thời gian có thể xóa nhòa tất cả nhưng không thể nào xóa đi kí ức của con người. Nỗi đau của chiến tranh như vẫn thường trực trong tâm trí của người lính.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
- Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng.
- Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ nhưng giàu cảm xúc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây