Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản: Bài thơ số 28 (Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go - Rabindranath Tagore) SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
BÀI THƠ SỐ 28
Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go (Rabindranath Tagore)
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả:
- Rabindranath Tagore sinh ngày 7/5/1861 tại Kolkata, Ấn Độ, trong một gia đình đẳng cấp Brahmans - đẳng cấp cao nhất của Ấn Độ.
- Ông được cả thế giới tôn vinh là một trong số ít nhân tài toàn diện của thế giới.
- Ông là nhà viết kịch, nhà thơ, nhạc sĩ, tiểu thuyết gia, nhà giáo dục, triết gia và nhà nhân văn học. Ông sáng tác vở kịch opera đầu tiên - Valmiki Pratibha - khi mới 20 tuổi. Ông sáng tác hơn 2.000 bài hát và sáng tạo nên Rabindra - sangeet - một thể loại âm nhạc Bengal quan trọng mang tên ông. Và có lẽ ông là nhà thơ duy nhất trên thế giới đã sáng tác quốc ca cho cả hai nước: bài Amar Shonar Bangla cho Bangladesh và Jana Gana Mana cho Ấn Độ.
- Sự nghiệp văn học: Truyện ngắn và tiểu thuyết của ông giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Bengal. Ông đã làm hơn 1.000 bài với 50 tập thơ, trong đó tập thơ “Lời dâng” (Gitanjali), một tuyển tập gồm những bài thơ về triết lý tôn giáo, và là người châu Á đầu tiên được trao giải Nobel Văn học năm 1913. Với tập thơ này, ông được xem là một phát hiện của thơ ca thế kỷ, “một biểu tượng vĩ đại phối hợp trong mình hai nguồn tinh túy Á - Âu”, là “kỳ công thứ hai của tạo hóa sau Kalidasa” - nhà thơ lớn của Ấn Độ thế kỷ thứ V, trong văn học Ấn Độ.
- Tác phẩm: Ngoài tập thơ “Lời dâng”, Tagore còn có rất nhiều tập thơ khác có giá trị như tập thơ trữ tình “Balaca” (năm 1915), “Mùa hái quả” (năm 1915), “Thơ ngắn” (năm 1922), “Mơhua” (năm 1928) và “Ngày sinh” (năm 1941)...
- Phong cách sáng tác: Tagore đem đến cho thi ca Ấn Độ một không khí thanh sảng, thiêng liêng mà gần gũi, thân tình; biểu đạt những rung động tinh tế trong tâm hồn thi sĩ trước đất nước, quê hương, thiên nhiên, cuộc sống, con người và tình yêu bằng một giọng điệu nồng nàn, tha thiết. Mặt khác, thơ Tagore cũng chứa đựng những triết lý thâm trầm về vũ trụ, con người, cuộc sống, hạnh phúc và tình yêu. Chất trữ tình - triết lí hòa quyện khó mà phân cắt trong một bài thơ của Tagore.
Điểm nổi bật thấm đẫm chất văn trong tư tưởng của Tagore chính là thái độ đề cao con người, phủ nhận thần thánh. Triết học của Tagore là triết lý nhân sinh, lấy nền tảng là tình yêu thương mãnh liệt đối với con người.
Tagore phản ánh cuộc sống khốn cùng của những người dân nô lệ với niềm cảm thông sâu sắc, đồng thời lên tiếng đấu tranh đòi tự do và cuộc sống hạnh phúc cho con người: “Hỡi các dân tộc trẻ/Hãy tuyên chiến vì tự do”.
Tagore đã từng nói, trong cuộc đời ông có 3 thứ phải theo: “Thứ nhất, tôi là người Ấn Độ, tôi theo sự thật; cái gì là sự thật, là chân lý đấy là ông chủ của tôi. Thứ hai, tôi là nhà thơ thì phải yêu cái đẹp; người phụ nữ Ấn Độ, phong cảnh Ấn Độ, tâm hồn người Ấn Độ quá đẹp nên không thể không yêu. Thứ ba, là cái thiện, nếu thiếu cái thiện, ta không phải là con người”.
b. Tác phẩm:
- Bài thơ số 28 là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. Bài thơ khẳng định: tình yêu là sự đồng điệu, hòa hợp, dâng hiến tâm hồn, chia sẻ lẫn nhau. Nhưng trái tim con người, thế giới tâm hồn con người lại mãi là một cõi bí mật lớn lao.
- Bố cục:
+ Phần 1 (từ đầu đến "không biết gì tất cả về anh"): Khát vọng muốn được hòa hợp trong tình yêu.
+ Phần 2 (tiếp đến "em có biết gì về biên giới của nó đâu"): Khát vọng được dâng hiến trong tình yêu.
+ Phần 3 (còn lại): Sự vô cùng và bất tận của cuộc đời với tình yêu.
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Các hình ảnh mang tính biểu tượng trong bài thơ:
a. Đôi mắt:
- Là cửa sổ tâm hồn của con người, là biểu tượng cho trái tim và cũng là nơi tâm hồn có thể kết nối và giao hòa với nhau. Đôi mắt trong những vần thơ của Tagore ẩn chứa rất nhiều cung bậc cảm xúc: vừa buồn, vừa băn khoăn, lại vừa khao khát muốn khám phá những bí ẩn của người mình yêu. Đây là tâm trạng chung của những người đang yêu.
b. Trái tim:
- Là biểu tượng của tình yêu, đồng thời là nguồn sống của con người.
c. Biển cả và trăng
- Cặp biểu tượng thiên nhiên tượng trưng cho tâm hồn rộng lớn, mênh mông như biển cả của "anh", và tâm hồn dịu dàng, trong sáng của "em", từ đó thể hiện nội tâm phức tạp của con người và những khao khát được hòa chung tâm hồn như trăng với biển cả giữa những người đang yêu, tạo bầu không khí huyền ảo, thơ mộng.
d. Cốc rượu:
e. Hoa:
- Bông hoa là biểu tượng cho vẻ đẹp làm say mê lòng người của người phụ nữ, đồng thời đóa hoa cũng là thứ thanh cao xứng để được đặt lên mái tóc của "em". Như vậy, "em" là cái đẹp.
f. Viên ngọc:
- Biểu tượng của sự quý giá, nhưng quý là vậy vẫn sẵn sàng đập bỏ vì em.
j. Cánh chim:
- Biểu tượng cho khát khao tự do, cho ước mơ và hoài bão.
2. Đặc điểm của thể thơ, ngôn ngữ và hình tượng thơ:
a. Thể thơ:
- Thể thơ tự do, không có vần điệu, nhịp điệu.
- Không tuân theo luật thơ cố định.
- Có phần giống văn xuôi.
- Không bị gò bó nên nhà thơ có thể thoải mái bộc lộ cảm xúc cá nhân.
b. Ngôn ngữ:
- Không quá hoa mỹ mà giản dị, mộc mạc.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, giàu sức gợi.
- Giọng điệu thay đổi linh hoạt, gợi nhiều cảm xúc cho người đọc.
c. Hình tượng thơ:
3. Những phát hiện, suy ngẫm của tác giả về sự phong phú, bí ẩn kì diệu của tình yêu và tâm hồn con người:
- Tình yêu càng tìm hiểu lại càng mông lung và khó nắm bắt. Chàng trai nguyện dâng hiến trái tim bí ẩn vô biên của mình, còn cô gái lại như lạc trong mê cung.
- Tình yêu có sức mạnh vĩ đại và là sự bí ẩn mà con người không sao lí giải được, song vẫn khao khát được khám phá.
- Tình yêu là sự kết hợp, hòa quyện giữa hai tâm hồn.
- Tình yêu là vĩnh cửu, trường tồn, không gì có thể phá vỡ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây