Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi SVIP
BÀI THƠ ĐƯỜNG NÚI CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI
Vũ Quần Phương
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Vũ Quần Phương sinh năm 1940.
- Quê quán: tỉnh Nam Định.
- Ông là nhà thơ, nhà phê bình văn học.
- Các tác phẩm chính: Hoa trong cây (1977), Vầng trăng trong xe bò (1988), Vết thời gian (1996), Bình thơ (2012),...
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: Trích trong Thơ hay có lời bình 100 bài, Vân Long tuyển chọn.
b. Thể loại
c. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
II. Khám phá văn bản
1. Cảm nhận chung về bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi
- Trước khi đọc bài bình của Vũ Quần Phương, có lẽ, hầu hết chúng ta thường nghiêng về cảm nhận vẻ đẹp trong trẻo, thanh bình của bức tranh thiên nhiên; sức sống mãnh liệt, lòng yêu đời, yêu cuộc sống của con người nơi vùng núi và qua đó cảm nhận được tình yêu tha thiết của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đối với đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình.
- Sau khi đọc bài bình của Vũ Quần Phương, ta thấy được sự tài hoa, tinh tế của Nguyễn Đình Thi trong lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, gợi cảm; sáng tạo nên âm điệu lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ; tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh; sự nối liền trong bức tranh siêu thực nhiều mảng không gian, khung cảnh khác nhau;...
2. Những ấn tượng, cảm nhận về bài bình
3. Sự đồng cảm của người bình thơ với bài thơ
- Biểu hiện của sự đồng cảm ở người bình thơ với bài thơ:
+ Người bình thơ cảm nhận, thấu hiểu được những rung động, tình cảm tinh tế, kín đáo của nhà thơ dành cho thiên nhiên, con người nơi đây.
+ Cảnh vật trong bài thơ được điểm xuyết, lướt qua khá nhanh và vội, cái tạo nên tính liền mạch ở đây chính là cảm xúc của người viết,...
+ Nhờ sự đồng cảm sâu sắc với bài thơ nên nhà phê bình có phát hiện tinh tế là âm điệu câu thơ chính là âm điệu của nội tâm chứ không phải âm điệu được tạo nên bởi cách hiệp vần, vần đã bị bỏ rơi.
=> Nhận xét: Sự đồng cảm này có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho nhà phê bình có thể cảm nhận được một cách sâu sắc, tinh tế những tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ gửi gắm trong bài thơ, từ đó có thể lan tỏa tình cảm này đến với người đọc.
Khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, ta không chỉ cảm nhận được sự tài hoa, tinh tế trong cách cảm nhận thơ của ông mà còn cảm nhận được tình yêu tha thiết của ông đối với thiên nhiên, với quê hương, đất nước. Có như thế, ông mới có thể có được những rung động mãnh liệt và những trang viết tài hoa về bài thơ "Đường núi" của Nguyễn Đình Thi.
4. Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ "Đường núi" là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.
- Nhưng đúng như Vũ Quần Phương khẳng định, cái làm chúng ta xúc động chính là cảm xúc, tình cảm của nhà thơ ẩn chứa sau khung cảnh đó. Phong cảnh bài thơ mang đậm vị tâm hồn của tác giả, đó là tâm hồn yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình, là cái nhìn ngất ngây với sương mây, rì rào với tiếng suối,... Đằng sau mỗi cảnh sắc thiên nhiên ta đều cảm nhận được tiếng reo vui lặng thầm của nhà thơ:
Ôi những vạt ruộng vàng Chiều nay rung rinh lúa ngả Dải áo chàm bay múa Tiếng ai hát trên nương |
5. Các nội dung có thể bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương
- Làm rõ hơn nét lạ của bài thơ mà nhà phê bình Vũ Quần Phương đã chỉ ra: Âm điệu câu thơ là âm điệu của nội tâm, vần bị bỏ rơi.
- Phân tích chi tiết, cụ thể hơn về thời gian nghệ thuật trong bài thơ: việc nhà thơ lựa chọn thời khắc buổi chiều có ý nghĩa như thế nào đối với việc khơi gợi cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- Bổ sung phần phân tích hiệu quả thẩm mĩ của việc sử dụng biện pháp tu từ như nhân hóa trong việc giúp cho cảnh thiên nhiên nơi vùng núi trở nên gần gũi, giàu sức sống hơn: Dải áo chàm bay múa, Bờ tre đang reo ánh lửa,...
- Cảm nhận về tác dụng gợi hình, gợi cảm của các từ láy được nhà thơ sử dụng liên tiếp trong bài thơ: nhạt nhạt, ngây ngất, rì rào, rung rinh, văng vẳng, chập chùng.
Có thể do hạn chế về dung lượng của bài bình thơ nên có một số vấn đề Vũ Quần Phương chưa đề cập đến hoặc nếu có thì cũng chỉ mới dừng lại ở mức khái quát, gợi mở,... Các em hoàn toàn có thể bổ sung thêm cảm nhận của mình về những nét đặc sắc về nội dung, tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật của bài thơ. Tuy nhiên, khi bổ sung những cảm nhận của mình, chúng ta nên bám sát vào văn bản cũng như chú ý đến những đặc trưng thơ trữ tình. |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây