Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Ước chung và ước chung lớn nhất SVIP
1. ƯỚC CHUNG VÀ ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT
⚡Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
⚡Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó.
Ta kí hiệu: ƯC$(a,\,b)$ là tập hợp các ước chung của $a$ và $b$; ƯCLN$(a,\,b)$ là ước chung lớn nhất của $a$ và $b$.
Chú ý: Ta chỉ xét ước chung của các số khác $0$.
Ví dụ 1. Ta có Ư$(12)=\{1;\,2;\,3;\,4;\,6;\,12\}$;
Ư$(18)=\{1;\,2;\,3;\,6;\,9;\,18\}$;
Các số $1;\, 2;\,3;\,6$ đều là ước của hai số $12$ và $18$ nên ƯC$(12,\,18)=\{1;\,2;\,3;\,6\}$.
Vì $6$ là số lớn nhất trong các ước chung nên ƯCLN$(12,\,18)=6$.
Nhận xét:
⚡Trong các số đã cho, nếu số nhỏ nhất là ước của các số còn lại thì ƯCLN của các số đã cho chính là số nhỏ nhất ấy. Nếu $a\,\vdots\,b$ thì ƯCLN$(a,\,b)=b$.
⚡Số $1$ chỉ có một ước là $1$. Do đó với mọi số tự nhiên $a$ và $b$, ta có ƯCLN$(a,\,1)=1;$ ƯCLN$(a,\,b,\,1)=1$.
Câu hỏi:
@202952547826@@202952549194@
2. CÁCH TÌM ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT
Các bước tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn $1$:
B1. Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố;
B2. Chọn ra các thừa số nguyên tố chung;
B3. Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất. Tích đó là ƯCLN phải tìm.
Ví dụ 2. Tìm ƯCLN$(150,\,45)$ bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố.
Lời giải
Phân tích các số $45$ và $150$ ra thừa số nguyên tố ta được:
$45=3^2.5$; $150=2.3.5^2$.
Ta thấy $3$ và $5$ là các thừa số nguyên tố chung. Số mũ nhỏ nhất của $3$ là $1$ và số mũ nhỏ nhất của $5$ là $1$ nên
ƯCLN$(150,\,45)=3.5=15$.
Ví dụ 3. Tìm ƯCLN$(56,\,140,\,168)$ bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố.
Lời giải
Phân tích các số $56,\,140$ và $168$ ra thừa số nguyên tố ta được:
$56=2^3.7$; $140=2^2.5.7$; $168=2^3.3.7$.
Ta thấy $2$ và $7$ là các thừa số nguyên tố chung của $56$, $140$ và $168$. Số mũ nhỏ nhất của $2$ là $2$ và số mũ nhỏ nhất của $7$ là $1$ nên
ƯCLN$(56,\,140,\,168)=2^2.7=28$.
Câu hỏi:
@202952728591@@202952730628@
Nhận xét:
Để tìm ước chung của các số, ta có thể làm như sau:
B1. Tìm ƯCLN của các số đó;
B2. Tìm các ước của ƯCLN đó.
Ví dụ 4. Tìm ƯC$(150,\,105)$
Giải
Phân tích các số $150$ và $105$ ra thừa số nguyên tố:
$150=2.3.5^2$; $105=3.5.7$.
Ta chọn ra các thừa số nguyên tố chung là $3$ và $5$.
Số mũ nhỏ nhất của $3$ là $1$, số mũ nhỏ nhất của $5$ là $1$.
Khi đó ƯCLN$(150,\,105)=3.5=15$.
Các ước của $15$ là $1;\, 3;\, 5;\,15$.
Vậy ƯC$(150,\,105)=\{1;\,3;\,5;\,15\}$.
Câu hỏi:
@202952732472@
3. RÚT GỌN VỀ PHÂN SỐ TỐI GIẢN
⚡ Ta rút gọn phân số bằng cách chia cả tử và mẫu của phân số đó cho một ước chung khác $1$ (nếu có).
⚡ $\dfrac{a}{b}$ được gọi là phân số tối giản nếu $a$ và $b$ không có ước chung nào khác $1$. Nghĩa là ƯCLN$(a,\,b)=1$.
⚡ Để đưa một phân số chưa tối giản $\dfrac{a}{b}$ về phân số tối giản, ta chia cả tử và mẫu cho ƯCLN$(a,\,b)$.
Ví dụ 5. Các phân số sau đã là phân số tối giản chưa? Nếu chưa, hãy rút gọn về phân số tối giản.
a) $\dfrac{7}{9}$; b) $\dfrac{18}{54}$.
Lời giải
a) Ta có ƯCLN$(7,\,9)=1$, nên $\dfrac{7}{9}$ là phân số tối giản.
b) ƯCLN$(18,\,54)=18$, nên $\dfrac{18}{54}$ không là phân số tối giản.
Ta có $\dfrac{18}{54}=\dfrac{18:18}{54:18}=\dfrac{1}{3}$.
Ta được $\dfrac{1}{3}$ là phân số tối giản.
Chú ý: Nếu ƯCLN$(a,\,b)=1$ thì $a$ và $b$ được gọi là hai số nguyên tố cùng nhau.
Câu hỏi:
@200148351799@@202952813561@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây