Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
I. LÝ THUYẾT
Câu 1:
- Đặc điểm của văn bản tự sự: kể lại, trình bày sự việc, tình tiết, câu chuyện theo trình tự nhất định.
- Đặc điểm của văn bản thuyết minh: giới thiệu một số nét cơ bản về đối tượng thuyết minh nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho người đọc (nghe).
- Đặc điểm của văn bản nghị luận: đưa ra ý kiến, làm sáng tỏ một quan điểm, một vấn đề nào đó bằng việc đưa ra những luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Cần kết hợp các loại văn bản với nhau vì: giữa chúng có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi một loại văn bản có thế mạnh nhất định mà khi kết hợp sẽ đạt được hiệu quả giao tiếp cao hơn.
Câu 2:
- Sự việc và chi tiết tiêu biểu là những sự việc, chi tiết nổi bật, có liên quan đến việc hình thành cốt truyện và kết quả cuối cùng của truyện.
- Khi viết văn bản tự sự, muốn lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu, cần có công quan sát, suy ngẫm, so sánh, liên tưởng, tượng tượng, nhằm phát hiện ra những sự việc, chi tiết nào có ý nghĩa nhất giúp cho việc bộc lộ chủ đề, xây dựng tính cách nhân vật được rõ nét nhất.
Câu 3: Cách lập dàn ý cho bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm:
- Đọc kĩ đề, xác định đối tượng và những sự kiện, nhân vật chính cần tự sự.
- Trong phần thân bài, trong quá trình kể lần lượt các sự kiện cần thêm vào đó những yếu tố miêu tả, biểu cảm để sự việc thêm sâu sắc và đạt hiệu quả cao hơn. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm chú ý là không nên lan man mà cần tập trung vào làm nổi bật được sự việc và tính cách nhân vật tự sự.
Câu 4: Phương pháp thuyết minh thường được sử dụng trong một bài văn thuyết minh: nêu định nghĩa, liệt kê, so sánh, nêu ví dụ, sử dụng số liệu, phân loại, phân tích, bằng cách chú thích, nêu nguyên nhân - kết quả.
Câu 5: Cách để viết bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn:
- Để thuyết minh chuẩn xác về đối tượng, cần tìm hiểu đối tượng thấu đáo trước khi viết, thu thập tài liệu tham khảo, cập nhật số liệu và những thông tin mới nhất về đối tượng.
- Để thuyết minh đối tượng một cách hấp dẫn cần sắp xếp trình tự thuyết minh một cách hợp lí, logic, đưa ra những chi tiết cụ thể, số liệu thuyết phục, so sánh để làm nổi bật sự khác biệt của đối tượng. Đồng thời, câu văn khi thuyết minh cũng cần biến hóa linh hoạt, nhìn nhận thuyết minh đối tượng từ nhiều mặt để gây ấn tượng với người đọc.
Câu 6: Cách lập dàn ý và viết đoạn văn thuyết minh:
- Cách lập dàn ý: Cần nắm vững kiến thức cần thiết về dàn ý, có kĩ năng xây dựng dàn ý nói chung; có đầy đủ tri thức cần thiết cho bài thuyết minh của mình, và sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.
- Cách viết phần mở bài: nêu đề tài của bài viết, của đoạn (về đối tượng, bộ phận nào?), nêu mục đích thuyết minh, ý nghĩa và tầm quan trọng của đối tượng thuyết minh để người đọc thấy được ngay những ấn tượng ban đầu về đối tượng thuyết minh.
- Cách viết phần thân bài: Lựa chọn những thao tác thuyết minh phù hợp với đối tượng. Như:
+ Sử dụng đoạn văn cung cấp tri thức: đưa ra những số liệu, những thông tin chính xác phục vụ cho mục đích thuyết minh.
+ Sử dụng đoạn văn lập luận: dùng lí lẽ để phân tích thông tin, chỉ rõ ý nghĩa của các thông tin có liên quan đến mục đích, đối tượng thuyết minh như thế nào.
+ Sử dụng đoạn văn thuyết phục: đoạn văn đưa ra những lập luận, những bàn luận, nhận xét, nhằm tác động trực tiếp đến cảm xúc, suy nghĩ của người đọc, người nghe.
- Cách viết phần kết bài: Tổng kết và đưa lại cái nhìn chung về đối tượng vừa thuyết minh.
Câu 7: Cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận:
- Cấu tạo của một lập luận gồm:
+ Luận điểm: vấn đề chính được đưa ra để bàn bạc.
+ Luận cứ: những cơ sở làm chỗ dựa về lí luận và thực tiễn,
+ Luận chứng: những ví dụ thực tế xác thực, nhằm chứng minh cho luận điểm, luận cứ.
- Các thao tác nghị luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh.
- Cách lập dàn ý bài văn nghị luận:
+ Xác định vấn đề, đối tượng, phạm vi nghị luận.
+ Tìm ý chính, đưa ra các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng.
+ Lập dàn ý: sắp xếp các luận điểm, luận chứng, luận cứ một cách logic, hợp lí.
Câu 8: Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết minh:
a. Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự:
- Tóm tắt văn bản tự sự là: xác định và chỉ ra những sự việc chính hình thành nên cốt truyện, bộc lộ tính cách, phẩm chất của nhân vật.
- Yêu cầu: ngắn gọn, trung thành với văn bản gốc.
- Cách thức tóm tắt:
+ Đọc kĩ văn bản tự sự (văn bản cần tóm tắt)
+ Kể lại các chi tiết chính dựa theo kết cấu, bố cục sao cho làm sáng tỏ mâu thuẫn, xung đột.
b. Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh:
- Tóm tắt văn bản thuyết minh là việc đưa ra những hình dung khái quát nhất về hình dạng, kết cấu, công dụng của đối tượng thuyết minh.
- Yêu cầu: rõ ràng, chính xác, sát với văn bản gốc.
- Cách thức tóm tắt:
+ Xác định mục đích yêu cầu tóm tắt, đọc văn bản gốc (văn bản cần tóm tắt).
+ Xác định đối tượng thuyết minh, tìm bố cục văn bản. Tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.
Câu 9:
a. Đặc điểm và cách viết kế hoạch cá nhân:
- Đặc điểm:
+ Nội dung: Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến những công việc sẽ thực hiện của cá nhân trong một khoảng thời gian.
+ Hình thức: Kế hoạch cá nhân được trình bày một cách khoa học, cụ thể về: thời gian, mục tiêu cần đạt,...
- Cách viết: Kế hoạch cá nhân có 2 phần:
+ Phần 1: Họ tên, địa chỉ, tên kế hoạch cá nhân.
+ Phần 2: Nội dung công việc, thời gian, địa điểm, dự kiến kết quả đạt được.
Yêu cầu: Lời văn ngắn gọn, có thể kẻ bảng biểu để dễ quan sát.
b. Đặc điểm và cách viết quảng cáo:
- Đặc điểm:
+ Nội dung: những thông tin về sản phẩm, loại dịch vụ cần quảng cáo.
+ Hình thức: ngắn gọn, có hình ảnh hấp dẫn minh họa về sản phẩm.
- Cách viết:
+ Chọn nội dung cần quảng cáo. Xác định những thông tin ngắn gọn về sản phẩm sẽ cho vào văn bản quảng cáo.
+ Chọn hình thức quảng cáo: Quy nạp, so sánh, nêu công dụng, sử dụng từ ngữ khẳng định, kích thích trí tò mò của người đọc (người nghe).
Câu 10: Cách thức trình bày một vấn đề:
- Chào hỏi, tự giới thiệu, nêu ra nội dung (vấn đề) sẽ nói.
- Lần lượt trình bày từng nội dung đã vạch ra.
- Kết thúc (tổng kết lại vấn đề đã trình bày) và cảm ơn.
II. LUYỆN TẬP
Tóm tắt nội dung các bài:
1. Khái quát văn học dân gian Việt Nam
a. Văn học dân gian là gì?
b. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
c. Các thể loại của văn học dân gian.
d. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian:
- Kho tri thức bách khoa của nhân dân các dân tộc.
- Giá trị giáo dục.
- Giá trị thẩm mĩ.
2. Truyện Kiều (Phần một: Tác giả)
a. Thân thế và sự nghiệp: Những yếu tố về quê hương, gia đình, thời đại, có người có chi phối đến sáng tác văn chương của Nguyễn Du.
b. Các sáng tác chính (chữ Hán và chữ Nôm)
c. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong các sáng tác.
- Giá trị tư tưởng: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo.
- Giá trị nghệ thuật: Thơ chữ Hán tài hoa, uyên bác; thơ chữ Nôm đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
d. Đánh giá chung về tác giả: là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. ...
3. Văn bản văn học:
a. Khi nào một văn bản được coi là văn bản văn học? (Các tiêu chí hình thành văn bản văn học)
- Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
- Ngôn từ trong văn bản có nhiều tìm tòi, sáng tạo, có hình tượng mang hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.
- Văn bản văn học thuộc những thể loại nhất định, có quy ước thẩm mĩ riêng.
b. Cấu trúc của văn bản văn học (gồm 3 tầng: tầng ngôn từ, tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây