Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận (6 điểm) SVIP
(1 điểm)
Em hãy chỉ ra thành phần biệt lập và tác dụng của nó trong đoạn thơ sau:
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
(Trích Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Hướng dẫn giải:
- HS chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn thơ là (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc).
- HS nêu tác dụng của thành phần biệt lập: bổ sung ý nghĩa cho câu thơ đứng trước và nhấn mạnh ý nghĩa của câu thơ đứng sau, khẳng định trong mỗi người lính trẻ đều tồn tại sự luyến tiếc dành cho tuổi xuân của mình nhưng họ sẵn sàng bỏ qua sự luyến tiếc đó để cống hiến tuổi xuân của mình cho tổ quốc.
(1 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
(Trích Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Hướng dẫn giải:
- HS đưa ra quan điểm, suy nghĩ của mình về đoạn thơ: Sự cống hiến của những người lính trẻ dành cho tổ quốc.
- HS giải thích được từ khóa và nhấn mạnh nội dung của đoạn thơ: Những tuổi hai mươi: chính là tuổi trẻ tươi đẹp, đầy mộng mơ, nhiệt huyết. Những người lính trẻ cũng có sự tiếc nuối đối với tuổi trẻ của mình nhưng họ không ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho chính mình mà ở họ lại có lòng yêu nước sâu sắc cùng tinh thần trách nhiệm cao. Do vậy, họ đã chọn cống hiến những năm tháng đẹp đẽ đó cho Tổ quốc với một niềm tin về ngày mai chiến thắng. Đoạn thơ đã nhấn mạnh được tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc và khắc họa sâu sắc sự cống hiến cao cả của những người lính trẻ thời chống Mỹ.
*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.
(4 điểm)
Hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em tâm đắc nhất.
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích một tác phẩm truyện.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS có thể triển khai bài làm theo nhiều hướng khác nhau; phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề; phối hợp các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để tạo tính chặt chẽ, logic, thuyết phục; đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, thể loại,...
- Phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm, từ đó lí giải, bàn luận về nội dung, thông điệp mà tác phẩm truyền tải để làm rõ vấn đề.
- Khẳng định được giá trị của tác phẩm truyện. Khái quát giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Rút ra những thông điệp gửi gắm, bàn luận mở rộng vấn đề, liên hệ với bản thân và cuộc sống.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.