Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
TRAI NGỌC VÀ HẢI QUỲ
Cá mực tung tăng đi học trong làn nước biển xanh biếc, cái lọ mực kè kè một bên.
– Bé mực đi đâu đấy? – Cô trai he hé cái vỏ sần sùi ra hỏi.
– Thưa cô, cháu đi học ạ!
Cá mực lễ phép trả lời rồi vội vã bơi đi, nó hơi sợ khi nhìn thấy vỏ ngoài của cô trai. Cá mực bơi nhanh đến một bông hoa nhiều màu sắc bên kia lối đi. Bông hoa có nhiều cánh hồng hồng, tím tím, mềm mại như gọi chào. Cá mực đến gần hơn, những cánh hoa mừng rỡ cứ múa mãi lên. Chợt tiếng cô trai gọi giật lại:
– Bé mực, không được đến gần nó, nguy hiểm đấy!
Cá mực ngập ngừng, không biết nên tin ai. Vừa lúc đó, một chú cá cơm bé tí bơi đến đùa nghịch với những cánh hoa mềm mại đang toả ra quây lấy chú. Cô trai lớn tiếng gọi cá cơm, nhưng không kịp, những ngón tay hoa đã khép lại. Cá mực định ném lọ mực vào bông hoa để mực loang ra, cá cơm có thể chạy trốn. Nhưng cá cơm đã bị những cánh hoa thít chặt lấy và kéo tuột vào lòng bông hoa. Thế là mất hút chú cá cơm.
Cá mực sợ hãi, chạy lại gần cô trai. Lúc này cô trai mở to miệng nhìn cảnh tượng vừa xảy ra. Cá mực kinh ngạc khi thấy trong lòng cô trai có một viên ngọc sáng đẹp lạ thường.
Cô trai căn dặn:
– Bông hoa đẹp đẽ thế kia nhưng rất dữ. Đó là hải quỳ. Cháu phải tránh xa.
Cá mực cảm động. Nó định nói với cô trai: “Còn cô, bên trong tấm áo xấu xí của cô là một tấm lòng bằng ngọc.".
Hoá ra, cái đẹp bên ngoài chưa hẳn là cái tốt, cái xấu bên ngoài chưa hẳn là cái xấu.
(Theo Vân Long)
Câu 5 (0,5 điểm): Cô trai đã làm gì khi thấy cá mực và cá cơm bơi đến gần hải quỳ?
Câu 6 (0,5 điểm): Nội dung chính của câu chuyện là gì?
Câu 7 (1,0 điểm): Em có nhận xét gì về nhân vật cô trai?
Câu 8 (1,0 điểm): Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?
Câu 9 (1,0 điểm): Chỉ ra dấu gạch ngang được dùng với tác dụng đánh dấu phần chú thích, giải thích trong câu trong câu chuyện trên. Đặt một câu văn khác chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương tự.
Hướng dẫn giải:
Câu |
Nội dung |
Điểm |
KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT |
||
5 |
Cô trai đã gọi lại để ngăn cản khi thấy cá mực và cá cơm bơi đến gần hải quỳ. |
0,5 |
6 |
Câu chuyện kể về cá mực đi học, gặp hải quỳ đẹp nhưng nguy hiểm. Dù được cô trai cảnh báo, cá mực vẫn chứng kiến cá cơm bị cuốn vào và rồi cá mực nhận ra tấm lòng đẹp đẽ của cô trai. |
0,5 |
7 |
HS rút ra nhận xét về nhân vật cô trai: - Tốt bụng, muốn bảo vệ các sinh vật nhỏ khỏi nguy hiểm. - Dù có vẻ bề ngoài không đẹp nhưng có tấm lòng nhân hậu. |
1,0 |
8 |
HS nêu bài học mình rút ra từ câu chuyện, có thể bao gồm: - Cảnh giác với những thứ trông đẹp đẽ nhưng ẩn chứa nhiều nguy hiểm. - Không đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. - Cần tìm hiểu kĩ trước khi định làm gì đó. |
1,0 |
9 |
- HS chỉ ra dấu gạch ngang được dùng với tác dụng đánh dấu phần chú thích, giải thích trong câu: – Cô trai he hé cái vỏ sần sùi ra hỏi. - HS viết được câu chứa dấu gạch ngang với tác dụng đánh dấu phần chú thích, giải thích trong câu. |
1,0 |
II. TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Tả một cây bóng mát hoặc cây cổ thụ em từng có dịp quan sát.
Hướng dẫn giải:
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm |
TẬP LÀM VĂN |
4,0 |
|
Viết bài văn tả một cây bóng mát hoặc cây cổ thụ em từng có dịp quan sát. |
* Hình thức – Trình bày bố cục rõ ràng, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. – Trình bày đúng yêu cầu của một bài văn tả một cây bóng mát hoặc cây cổ thụ. – Bài làm ít gạch xoá. |
0,5 |
* Nội dung: – Mở bài: Giới thiệu cây bóng mát hoặc cổ thụ định tả. – Thân bài: Trình bày những đặc điểm của cây. + Tả từng bộ phận của cây: Rễ, gốc, thân, cành, lá hoặc từng thời kì phát triển của cây. + Nêu lợi ích của cây. – Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây. * Lưu ý: Người viết nên sử dụng các từ ngữ, hình ảnh hay, biện pháp tu từ để bài làm thêm hấp dẫn. |
0,5
2,0 0,5 |
|
* Kĩ năng: – Viết đúng chính tả. – Dùng từ, đặt câu. – Sáng tạo trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, phép so sánh, nhân hóa. |
0,5 |