Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
(1,0 điểm) Theo em, bài thơ gửi gắm thông điệp gì?
Bài đọc:
Chạy giặc
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
(Nguyễn Đình Chiểu, Ngữ văn 11,
NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 49)Hướng dẫn giải:
– Học sinh cảm nhận, rút ra thông điệp từ bài thơ.
– Ví dụ: Thông điệp về lòng yêu nước, góp công sức trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
(1,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4 đến 6 câu) nói về những việc em đã và sẽ làm để thể hiện tinh thần yêu nước.
Hướng dẫn giải:
– Học sinh kể về những việc mình đã làm và sẽ làm để thể hiện tinh thần yêu nước.
– Ví dụ:
+ Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống.
+ Học tập, noi theo tấm gương của những anh hùng, của Bác Hồ vĩ đại.
+ …
(4,0 điểm) Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ sau.
Giễu ông đồ Bốn ở phố Hàng Sắt
Hỏi thăm quê quán ở nơi mô?
Không học mà sao cũng gọi đồ?
Ý hẳn người yêu mà gọi thế,Hay là mẹ đẻ đặt tên cho!
Áo quần đĩnh đạc trông ra cậu,
Ăn nói nhề nhàng nhác giọng Ngô.
Hỏi mãi mới ra thằng bán sắt,
Mũi nó gồ gồ, trán nó giô.
(Trần Tế Xương)
Hướng dẫn giải:
a. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn phân tích một bài thơ trào phúng.
b. Xác định đúng vấn đề: Nghị luận văn học.
c. Đề xuất được hệ thống ý làm rõ vấn đề bài viết:
– Mở bài: Giới thiệu về tác giả và bài thơ.
– Thân bài: Phân tích nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.
+ “Không học mà sao cũng gọi đồ?”: Câu hỏi tu từ thể hiện thái độ chế giễu, xem thường kẻ không học nhưng được mọi người tôn vinh, gọi là thầy đồ vì bỏ tiền ra mua danh. Câu thơ còn cho thấy đạo học, chuyện thi cử như một trò đùa.
+ “Áo quần đĩnh đạc trông ra cậu,/ Ăn nói nhề nhàng nhác giọng Ngô.”: Sự đối lập giữa hình thức bên ngoài và cốt cách bên trong tạo nên sự nhố nhăng, kệch cỡm.
+ Cách gọi “thằng” trong câu “Hỏi mãi mới ra thằng bán sắt”: Tỏ rõ thái độ mỉa mai một kẻ bán sắt không xứng để mang cái danh thầy đồ.
– Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Sử dụng hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ độc đáo; lời văn trau chuốt, sinh động, gợi cảm.