Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
(1,0 điểm) Theo em, vì sao thói quen nhiều chuyện sẽ diệt tình bằng hữu?
Bài đọc:Không có gì diệt tình bằng hữu và những hảo ý bằng thói nhiều chuyện. Không cần nói nhiều mà cần nói nghĩa lý và có duyên.
Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh như trốn bệnh dịch vậy.
Nhiều chuyện là một thói trời sinh cũng có, nhưng lắm khi do lòng tự ti mặc cảm. Ai cũng muốn được người biết mình, để ý tới mình, và khi không có tài năng gì khác người thì phải kiếm cách nói xấu bạn bè, vu oan, thêm bớt cho người nghe chú ý tới mình để mình thành trung tâm điểm trong đám đông.
Muốn trừ tật ấy thì trước khi nói điều gì về ai bạn tự hỏi:
- Lời đó đúng không?
- Nếu trúng, ta nhắc lại có ích lợi gì không?
- Ta có cần phải nhắc lại lời ấy không?
Trong sự kinh doanh, người nhiều chuyện thường làm hỏng việc, và mười người bị đuổi khỏi hãng thì có chín người vì có tật nhiều chuyện.
(Trích “Bảy bước đến thành công”, Nguyễn Hiến Lê)
Hướng dẫn giải:
Thói nhiều chuyện sẽ diệt tình bằng hữu, vì:
- Người bạn có thói quen nhiều chuyện dẫn đến những hiểu lầm và xung đột, khiến người khác cảm thấy bị xúc phạm hoặc bất mãn.
- Người có thói quen nói nhiều, có thể trở nên quá tập trung vào chính họ và bỏ qua nhu cầu, cảm xúc của người khác.
- Nếu một người nói nhiều về những chuyện không quan trọng hoặc có tính chất riêng tư, điều này có thể khiến bạn bè cảm thấy không thoải mái và mất lòng tin.
(1,0 điểm) Nếu em nhận ra mình có thói nhiều chuyện thì em nên duy trì hay loại bỏ thói ấy? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
(4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bàn về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo đúng hình thức bài văn.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: nghị luận bàn về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
c. Viết bài nghị luận bàn về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài
a. Giải thích
Đói cho sạch, rách cho thơm: khuyên nhủ con người dù sống trong hoàn cảnh nào, khó khăn bần cùng đến bao nhiêu thì hãy luôn ngay thẳng, giữ cho mình những đức tính, phẩm chất tốt đẹp vốn có; không nên tha hóa theo cái xấu, theo những điều sai trái.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người sống ngay thẳng
+ Luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt.
+ Không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải.
+ Luôn biết giữ mình trước những cám dỗ, không bán rẻ bản thân vì những lợi ích nhỏ nhoi trước mắt.
- Lợi ích, ý nghĩa của việc sống ngay thẳng
+ Người sống ngay thẳng sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và yêu quý.
+ Người sống ngay thẳng sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, bản lĩnh, tự tin,…
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống ngay thẳng, dù có khó khăn vẫn không bán rẻ bản thân mình để minh họa cho bài làm.
Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong cuộc sống, có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích.
3. Kết bài: Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề, có cách diễn đạt mới mẻ.