Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự đánh giá SVIP
TỰ ĐÁNH GIÁ
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quả là một cuốn sách diệu kì, bởi nó mang đến những kết luận khác nhau cho từng đối tượng khác nhau dưới những góc nhìn khác nhau, mà các đối tượng đó lại trải dài ở mọi lứa tuổi, trong suốt gần một thế kỉ qua. Vích-to Huy-gô, đại văn hào Pháp, đã từng nói: “Nếu một nhà văn chỉ viết cho thời đại của mình thì tôi sẽ phải bẻ bút và vứt nó đi.". Với Hoàng tử bé, thiếu tá Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri đã trở thành một nhà văn viết cho mọi thời đại. [...]
(2) Hãy nhìn lại thế giới bằng trái tim
Cáo lông đỏ tiết lộ với hoàng tử bé: “Bí mật của tớ đây. Rất chi là đơn giản: Người ta chỉ nhìn rõ được bằng trái tim. Con mắt thường luôn mù loà trước điều cốt tử.”.
Nhiều khi những quyết định mang tính trực giác lại đem tới kết quả tốt hơn là sự phân tích bằng lí trí. Điều này thể hiện rõ ở sự khác nhau trong cách nhìn nhận vấn đề của trẻ em và người lớn.
Suy nghĩ của trẻ em không nặng về lí trí nên trực giác là cái cốt lõi để trẻ em cảm nhận thế giới xung quanh, khi đó, trí tưởng tượng sẽ được thể hiện rõ rệt. Như mở đầu câu chuyện, chàng phi công kể về bức tranh năm sáu tuổi của chàng, đó là bức hoạ con trăn nuốt chửng con voi, nhưng chẳng người lớn nào nhận ra dụng ý của hoạ sĩ tí hon, mà họ khẳng định rằng đó là cái mũ. Thế là chàng phi công vẽ lại con voi rõ ràng, chi tiết trong bụng con trăn, người lớn gọi đó là con trăn hở bụng.
Vậy nên con người cần nhìn lại thế giới một lần nữa, cần đặt mình ở các phương diện khác nhau khi đánh giá một vấn đề, và, cần dùng trái tim để cảm nhận.
(3) Hãy luôn luôn cố gắng trong mọi việc
Hoàng tử bé có nhắc đến sự sinh sôi nảy nở nhanh chóng của một loài cây mang tên bao báp. Nếu như không chú ý, cây bao báp sẽ bành trướng và đâm rễ cho thủng luôn cả hành tinh B612 của cậu.
Bởi vậy, nền nếp hằng ngày của hoàng tử bé là sau khi vệ sinh buổi sáng cho mình xong, cậu sẽ vệ sinh kĩ lưỡng cho cả hành tinh nữa. Biến việc nhổ cây bao báp và nạo vét các núi lửa đang hoạt động hay đã tắt thành việc đương nhiên như việc vệ sinh cá nhân hằng ngày, hoàng tử bé dạy cho con người bài học về nỗ lực trong công việc, theo chân lí mà cậu thường nói: “Ai mà học được chữ ngờ!”.
Cây bao báp giống như phép ẩn dụ về những thói hư hoặc khó khăn trong cuộc đời con người. Lúc đầu, chúng cũng là cây non như cây hoa hồng thôi, nhưng nếu bỏ mặc để chúng lớn lên, chúng sẽ đâm thủng cả hành tinh. Nếu những thói hư tật xấu, những khó khăn, chướng ngại trong cuộc sống hằng ngày, con người không phát hiện ra và xoá sổ chúng đi, chúng sẽ nhanh chóng bành trướng và gây nên thiệt hại khôn lường. Ai mà biết được chữ ngờ?
Vậy nên, hãy luôn luôn cố gắng trong mọi việc. Hãy tạo những thói quen tốt làm nền tảng để xây dựng cho mình một tương lai tươi sáng. [...]
(Theo taodan.com.vn, 25-12-2020)
Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4):
5. Ghép mỗi ô ở cột A với một ô ở cột B để có được những xác nhận đúng:
6. Tìm một câu trong văn bản có sử dụng thành phần phụ chú. Tác dụng của thành phần phụ chú đó là gì?
7. Hình thức trình bày của văn bản “Hoàng tử bé” – một cuốn sách diệu kì có gì đáng chú ý? Nêu tác dụng của hình thức trình bày ấy.
- Bắt đầu mỗi phần là tên mục được in đậm.
- Giúp người đọc dễ theo dõi, nắm bắt được nội dung chính của từng phần.
8. Vì sao tác giả cho rằng “cần đặt mình ở các phương diện khác nhau khi đánh giá một vấn đề, và, cần dùng trái tim để cảm nhận”? Hãy đưa ra bằng chứng cho câu trả lời của em.
- Vì mọi vấn đề tuỳ theo cách nhìn nhận của mỗi người sẽ có sự khác biệt, chính vì thế ta cần có cái nhìn đa diện nhiều chiều, biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy ngẫm, có như vậy thì ta mới có thể nhìn nhận đúng, đầy đủ mọi vấn đề.
- Ví dụ: Số 6 nếu ta nhìn xuôi nó sẽ là số 6 nhưng nếu nhìn theo chiều ngược lại nó sẽ là số 9. Không ai đúng cũng chẳng ai sai, là do góc nhìn của mỗi người mà con số ấy là 6 hay 9 mà thôi.
9. Nêu và lí giải về một điểm tương đồng trong cách trình bày của phần (2) và phần (3).
10. Trong hai bài học được tác giả rút ra từ truyện Hoàng tử bé, em thấy bài học nào hữu ích hơn với bản thân? Vì sao?
Học sinh trả lời dựa trên quan điểm, cảm nhận của bản thân.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây