Bài học cùng chủ đề
- Viết đoạn văn về văn bản thơ trữ tình
- Viết đoạn văn về văn bản truyện kí, tùy bút, tản văn
- Viết đoạn văn về văn bản tự sự (truyện thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện truyền kì)
- Viết đoạn văn về kịch bản sân khấu (kịch, chèo, tuồng)
- Viết đoạn văn về thần thoại, sử thi
- Viết đoạn văn nghị luận về phóng sự, nhật kí, hồi kí
- Viết đoạn văn nghị luận so sánh hai tác phẩm văn học
- Viết đoạn văn phân tích một đặc điểm của văn bản nghị luận văn học
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Viết đoạn văn về văn bản truyện kí, tùy bút, tản văn SVIP
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích vẻ đẹp của con sông Đà trong đoạn trích sau:
Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bung trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.
(Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Nguyễn Tuân toàn tập, tập IV, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn (0.25 điểm)
– Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.
– Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích vẻ đẹp của con sông Đà trong đoạn trích thuộc tác phẩm Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân).
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (0.5 điểm)
– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Sông Đà mang vẻ đẹp lặng tờ, hoang sơ với không khí vắng lặng, nhuốm màu sắc cổ tích xa xưa,...
+ Sông Đà mang vẻ đẹp trữ tình, tươi mới, giàu sức sống với cây cối xanh tươi mơn mởn, động vật đáng yêu,...
+ Sông Đà trở thành cảm hứng thi ca bao đời, được coi là "một tình nhân chưa quen biết", cũng có tình cảm, cảm xúc như con người,...
+ Nghệ thuật: kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ; ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm; giọng điệu nhẹ nhàng,...
– Sắp xếp được hệ thống ý phù hợp với đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau (0.5 điểm)
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo (0.25 điểm)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích hình tượng dòng sông Hương trong đoạn văn sau.
[...] Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại. Thế kỉ mười tám, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. Cùng với niềm cổ vũ nồng nhiệt dành cho nó trong mùa xuân Mậu Thân, Huế đã nhận được những lời chia buồn sâu sắc nhất của thế giới về sự tàn phá mà đế quốc Mĩ đã chụp lên những di sản văn hoá của nó. “Các trung tâm lớn của chúng ta về lịch sử, văn hoá, học thuật và về chính quyền rất nhiều. Phải hiểu rằng Huế là một thành phố kết hợp tất cả những cái đó, giống như các thành phố Luân Đôn, Pa-ri và Béc-lin... Một số trong các di sản đó đã bị phá huỷ lúc Thành Nội Huế bị ném bom. Không thể so sánh sự mất mát này với sự mất mát của một viện bảo tàng hay một thư viện ở Mỹ. Sự phá huỷ những di sản này cũng có tính chất giống như sự mất mát xảy ra đối với nền văn minh châu Âu khi một số công trình của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại bị đổ nát vì các nhà thờ bị phá hoại”. Đó là sự đánh giá đầy phẫn nộ của chính người Mỹ, Ra-pha-en Li-tao-ơ, Noóc-man U-phốp và nhóm giáo sư Đại học Coóc-nen, trong một tác phẩm khoa học đầy mùi thuốc nổ và hoá chất độc mang tên Cuộc chiến tranh không quân ở Đông Dương.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?, NXB Thuận Hóa, Huế, 2002)
Hướng dẫn giải:
a. Xác định đúng yêu cầu về hình thức, dung lượng: (0.25 điểm)
– Yêu cầu về hình thức: đoạn văn.
– Dung lượng: 200 chữ.
– Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích hình tượng dòng sông Hương trong đoạn trích thuộc tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Nguyễn Tuân). (0.25 điểm)
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: (0.5 điểm)
– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Sông Hương như người dũng sĩ “đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại”, “vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”.
+ Sông Hương vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân “lịch sử bi tráng của thế kỉ XX với máu của những cuộc khởi nghĩa”.
+ Sông Hương là chủ nhân những “chiến công rung chuyển” trong cách mạng tháng Tám, mùa xuân Mậu Thân.
+ Sông Hương đồng hành cùng dân tộc trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mĩ.
+ Nghệ thuật: kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ; ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm; giọng điệu nhẹ nhàng,...
--> Tác giả tỏ ra là người am hiểu lịch sử khi công phu tra cứu, lật tìm trong tư liệu lịch sử những sự kiện có liên quan đến dòng sông.
– Sắp xếp được hệ thống ý phù hợp với đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: (0.5 điểm)
– Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt: (0.25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong đoạn.