Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tri thức về Văn bản thông tin SVIP
VĂN BẢN THÔNG TIN
1. Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên
- Trong thế giới tự nhiên quanh ta có rất nhiều hiện tượng tác động hoặc có thể tác động đến nhận thức và đời sống con người như lũ lụt, nước biển dâng, cháy rừng, sương mù, bão gió, nhật thực, sao băng,… Trước các hiện tượng ấy, người ta thường có nhu cầu tìm hiểu: Hiện tượng đó là gì? Tại sao có hiện tượng đó? Chúng có lợi hay có hại như thế nào? Cần làm gì để tận dụng lợi ích và khắc phục ảnh hưởng xấu của chúng?,… Văn bản tập trung nêu lên và trả lời các câu hỏi ấy bằng những kiến thức có cơ sở khoa học là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.
- Đây là loại văn bản thông tin phổ biến trên báo chí và các tài liệu khoa học, được thực hiện nhằm làm sáng tỏ bản chất, nguyên nhân xuất hiện và những tác động tích cực hoặc tiêu cực có thể có đối với đời sống con người của một hiện tượng tự nhiên nào đó. Trước khi giải thích hiện tượng bằng những căn cứ và lập luận khoa học, người thực hiện văn bản phải miêu tả được hiện tượng với những biểu hiện điển hình, có thể kèm theo những hình ảnh trực quan, kết quả của việc ghi nhận tại chỗ hoặc khai thác từ những nguồn tài liệu đáng tin cậy.
- Cấu trúc của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên thường gồm các phần:
- Cách sử dụng ngôn ngữ: văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên thường sử dụng từ ngữ thuộc một chuyên ngành khoa học cụ thể (địa lí, sinh học, thiên văn học,…), động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái (ví dụ: vỡ, phun trào, mọc, chuyển động, xoay,…), từ ngữ miêu tả trình tự (ví dụ: bắt đầu, kế tiếp, tiếp theo,…).
2. Cách trình bày thông tin trong văn bản
- Trong văn bản thông tin, nội dung ý tưởng và thông tin có thể được triển khai theo một hoặc kết hợp nhiều cách khác nhau. Thông thường có các cách như: trình bày theo trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng hay phân loại đối tượng, so sánh đối chiếu; trình bày hoàn toàn bằng phương tiện ngôn ngữ hoặc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ,…
- Cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu:
Văn bản có cấu trúc so sánh và đối chiếu trình bày điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều sự vật theo các tiêu chí so sánh cụ thể:
+ So sánh và đối chiếu các đối tượng theo từng tiêu chí.
+ So sánh tổng thể các đối tượng: Người viết lần lượt trình bày biểu hiện của tất cả các tiêu chí ở từng đối tượng.
- Văn bản trình bày thông tin theo cách so sánh và đối chiếu có thể sử dụng một số từ ngữ chỉ sự giống nhau (giống, tương tự như, cả hai, tất cả, mỗi, cũng, theo cách tương tự,…) và khác nhau (khác với, nhưng, mặt khác, trái lại, tuy nhiên,…) hoặc sử dụng một số kiểu sơ đồ, bảng biểu để làm rõ thông tin được so sánh, đối chiếu.
3. Mục đích của văn bản thông tin, mối quan hệ giữa thông tin khách quan và ý kiến chủ quan
- Muốn đưa thông tin khách quan, người viết cần công phu tra cứu tài liệu, biết tiếp cận thực tế và ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận những gì mình thu nhận được với sự hỗ trợ của các phương tiện tác nghiệp chuyên dụng.
- Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, bên cạnh việc cung cấp thông tin, tác giả văn bản còn cần thể hiện quan điểm đánh giá của mình về đối tượng được đề cập, xem như là một cách định hướng giá trị. Tuy vậy, ý kiến chủ quan của tác giả phải được đặt độc lập với phần cung cấp thông tin khách quan, đảm bảo thông tin đưa đến cho người tiếp nhận không bị bóp méo, sai lạc.
4. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Ví dụ, các bức ảnh trong văn bản Sao băng (Hồng Nhung) và văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại (Mơ Kiều), hoặc biểu đồ, số liệu trong văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI (Lưu Quang Hưng) đều được dùng để minh họa, làm rõ những nội dung được trình bày trong văn bản.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây