Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tri thức về văn bản nghị luận văn học SVIP
TRI THỨC NGỮ VĂN
1. Văn bản nghị luận văn học
- Khái niệm:
Ví dụ:
+ Vấn đề thuộc tác phẩm văn học (các khía cạnh nội dung, nghệ thuật).
+ Vấn đề về tác giả (tư tưởng, cá tính sáng tạo, phong cách,...).
+ Vấn đề thể loại (tự sự, trữ tình, kịch,...).
+ Vấn đề lịch sử văn học (giai đoạn, thời kì, khuynh hướng sáng tác, trào lưu văn học,...).
- Đặc điểm:
+ Văn bản đặt trọng tâm vào việc phát biểu quan điểm, thể hiện sự đánh giá, kiến giải của người viết.
+ Văn bản nghị luận văn học cần có luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục và được tổ chức một cách hợp lí.
2. Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học
- Luận đề thể hiện đối tượng và phạm vi nghị luận của văn bản.
Ví dụ:
+ Văn bản Vẻ đẹp giản dị và chân thật của “Quê nội” (Võ Quảng) của Trần Thanh Địch chủ yếu bàn luận về vẻ đẹp trong truyện dài Quê nội thể hiện qua sự giản dị và chân thật của tác phẩm, nhan đề văn bản này cũng chính là luận đề.
+ Văn bản “Hoàng tử bé”: trò chuyện để thấu hiểu và yêu thương hướng tới làm sáng tỏ vấn đề có thể đạt được sự thấu hiểu và yêu thương thông qua trò chuyện – một thông điệp nhân văn mà nhà văn Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri gửi gắm trong tác phẩm Hoàng tử bé. Nhan đề văn bản đã thể hiện được luận đề.
- Luận điểm trong văn bản nghị luận văn học là những ý chính được triển khai nhằm cụ thể hoá luận đề, dựa trên đặc điểm của đối tượng được bàn luận. Chẳng hạn, nếu đối tượng được bàn luận là một tác phẩm văn học thì hệ thống luận điểm có thể được triển khai dựa trên các đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó; nếu đối tượng nghị luận là tác giả thì có thể xây dựng hệ thống luận điểm theo các đặc điểm phong cách sáng của tác giả; nếu đối tượng nghị luận là thể loại thì hệ thống luận điểm có thể triển khai theo đặc trưng của thể loại,… Luận điểm thể hiện trực tiếp quan điểm, sự đánh giá, cách kiến giải của tác giả về vấn đề nghị luận. Luận điểm thường được thể hiện ở câu chủ đề của đoạn, nhưng cũng có khi hàm ẩn trong đoạn văn, người đọc cần phân tích, suy luận mới có thể xác định được.
- Lí lẽ trong văn bản nghị luận văn học là những điều được nêu ra một cách có căn cứ, hợp lô-gíc để làm rõ tính đúng đắn của luận điểm. Lí lẽ có thể đan xen yếu tố biểu cảm, nhưng cần chặt chẽ, khúc chiết, sắc bén, tránh dài dòng và cảm tính. Bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học là những câu văn, đoạn văn, dòng thơ, chi tiết, hình ảnh,... được dẫn từ tác phẩm văn học; hoặc những tài liệu, trích dẫn liên quan đến tác phẩm, tác giả, thể loại,... được dùng để làm sáng tỏ luận điểm.
3. Người đọc và cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học
- Quá trình đọc, tưởng tượng và cảm nhận giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản văn học chính là quá trình tiếp nhận. Việc tiếp nhận không thể tách rời đặc điểm của văn bản (thể loại, đề tài, chủ đề, bố cục, biện pháp nghệ thuật, các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng).
- Tiếp nhận văn học là một hoạt động nhận thức mang tính cá thể, cùng một tác phẩm văn học, người đọc khác nhau sẽ có cách hiểu, cách lí giải khác nhau, vì:
+ Mỗi người đọc có thế giới quan, nhân sinh quan, sự hiểu biết về văn hóa, văn học nghệ thuật, trải nghiệm cuộc sống khác nhau.
+ Mục đích tiếp nhận, tâm thế tiếp nhận của mỗi người đọc trong từng thời điểm cụ thể cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiếp nhận văn học. Ví dụ: Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, nếu người đọc không hiểu về phong tục xin chữ Hán ngày Tết thì không hiểu được nỗi buồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ; nếu người đọc chưa từng trải nghiệm cảm giác chứng kiến thứ mình yêu quý đang mất dần trước mắt mà không làm gì được thì khó cảm nhận hết được sự bất lực của nhân vật trữ tình khi chứng kiến giá trị văn hóa truyền thống đang ngày càng mai một; nếu người đọc không có sự hiểu biết về kết cấu thơ trữ tình thì không phát hiện ra giá trị của kết cấu theo trật tự thời gian của bài thơ.
--> Do đó, ý nghĩa, giá trị của tác phẩm với mỗi người đọc, mỗi thời đại có thể được sáng tạo mở rộng và trở nên phong phú hơn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây