Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tri thức về truyện SVIP
TRI THỨC VỀ TRUYỆN
(Truyện ngắn hiện đại)
1. Khái niệm
- Truyện ngắn hiện đại là khái niệm thường được dùng để phân biệt với truyện ngắn trung đại (truyện ngắn thời trung đại).
- Gợi ý một vài truyện ngắn, học sinh có thể tìm đọc:
+ Chiều sương – Bùi Hiển
+ Muối của rừng – Nguyễn Huy Thiệp
+ Chí Phèo – Nam Cao
+ Vợ nhặt – Kim Lân
2. Đặc điểm của truyện ngắn hiện đại
+ Về đề tài: nghiêng về kể những câu chuyện của đương thời, của đời sống thường nhật.
+ Về chủ đề: có thể có nhiều chủ đề.
+ Về cốt truyện: đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh một tình huống.
+ Về nhân vật: thường có 1 – 2 nhân vật chính được khắc họa qua hành động, lai lịch, đối thoại, độc thoại, cách nhìn của tác giả.
+ Về xây dựng tính cách nhân vật: quan tâm diễn tả những thay đổi về tâm lí, ứng xử của nhân vật trong quá trình phát triển của câu chuyện.
+ Về nghệ thuật trần thuật: thường có sự chuyển đổi linh hoạt điểm nhìn và sử dụng ngôn ngữ gần gũi với đời thường, chú trọng miêu tả nét riêng của ngôn ngữ nhân vật.
3. Câu chuyện và truyện kể
Câu chuyện (còn có thể gọi là truyện gốc) là nội dung của tác phẩm tự sự bao gồm nhân vật, bối cảnh và sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian.
Truyện kể gắn liền với câu chuyện nhưng không đồng nhất: nó bao gồm các sự kiện được tổ chức theo mạch kể của văn bản tự sự, gắn liền với vai trò của người kể chuyện, hệ thống điểm nhìn và lớp lời văn nghệ thuật.
4. Điểm nhìn trong truyện kể
- Điểm nhìn
Người kể chuyện bao giờ cũng kể câu chuyện từ điểm nhìn nhất định.
- Phân loại
Có thể phân chia điểm nhìn trong tác phẩm tự sự thành nhiều loại khác nhau như: điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật được kể; điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong; điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian;… Điểm nhìn còn mang tính tâm lí, tư tưởng, gắn liền với vai kể của người kể chuyện hoặc hoàn cảnh, trải nghiệm của nhân vật.
- Tác dụng của việc thay đổi điểm nhìn
+ Giúp đi sâu vào nội tâm nhân vật, mở rộng khả năng bao quát, nhận xét, đánh giá của người trần thuật.
+ Góp phần thể hiện quan điểm, tư tưởng của nhà văn.
Ví dụ: Trong truyện Chí Phèo, Nam Cao lúc thì thần thuật theo điểm nhìn của người kể chuyện, lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Chí Phèo, có khi lại trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật bá Kiến hoặc thị Nở,… Điều đó giúp nhà văn có khả năng nhập vào các vai, chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên; đồng thời, tạo cho tác phẩm nhiều giọng điệu đan xen, phong phú và biến hóa, tạo nên sự hấp dẫn.
5. Giá trị văn hoá và triết lí nhân sinh trong văn học
- Mỗi tác phẩm văn học là sản phẩm của một nền văn hoá, phản ánh giá trị văn hoá cộng đồng nơi tác phẩm sinh thành.
Ví dụ: Qua tác phẩm Chí Phèo, người ta thấy hiện lên làng quê nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với tất cả nền nếp, lối sống, sinh hoạt làng xã cổ hủ, phong kiến đầy rẫy những bất công,...
- Triết lí nhân sinh trong văn học là quan niệm và sự lí giải của nhà văn về các vấn đề chung liên quan đến cuộc sống, số phận con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Ví dụ: “Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.” hoặc “Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa.” (Chí Phèo).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây