Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tri thức ngữ văn SVIP
1. Truyện trinh thám
- Khái niệm:
- Nhà văn người Mỹ Ét-ga A-len Pâu (Edgar Allan Poe, 1804 - 1842) được đánh giá là “cha đẻ” của thể loại truyện trinh thám với các tác phẩm nổi tiếng như: Vụ án đường Mo-gi (Morgue), Con cánh cam vàng, Lá thư bị mất,...
- Hiện nay, thể loại truyện trinh thám có vị trí quan trọng trong đời sống văn học, nhiều tác phẩm trinh thám đã gây được sức hấp dẫn lớn với bạn đọc.
2. Một số yếu tố của truyện trinh thám
- Không gian của truyện trinh thám:
+ Là không gian hiện trường - nơi xảy ra vụ án, cũng là nơi người điều tra nghiên cứu để tìm thủ phạm. Các vụ án có thể diễn ra ở những không gian rộng (khu rừng, hang động, góc phố,...) hoặc không gian nhỏ hẹp (căn phòng, bàn ăn,...).
+ Đặc điểm:
- Thời gian trong truyện trinh thám:
+ Thường được giới thiệu ở phần đầu tác phẩm với thông tin cụ thể về tháng, năm hay tình huống mà người điều tra tiếp nhận vụ án. Cách giới thiệu thời gian như vậy có tác dụng tạo nên tính chân thực cho câu chuyện.
+ Truyện trinh thám thường xây dựng tình huống người điều tra chịu áp lực chạy đua với thời gian để tìm ra kẻ phạm tội. Điều này tạo ra sự căng thẳng, hấp dẫn cho người đọc đồng thời cho thấy tài năng của người điều tra.
- Cốt truyện trong truyện trinh thám:
- Hệ thống nhân vật trong truyện trinh thám thường gồm người điều tra, nạn nhân, nghi phạm, thủ phạm. Người điều tra là nhân vật chính trong tác phẩm, có thể là nhà điều tra chuyên nghiệp như thám tử, cảnh sát, thanh tra,... hoặc nhà điều tra nghiệp dư. Người điều tra trong truyện trinh thám có tố chất đặc biệt. Đó là sự dũng cảm, ưa mạo hiểm, vốn kiến thức phong phú, trí thông minh vượt trội, tài quan sát và suy luận,... đặc biệt là phẩm chất trung thực, luôn đặt sự thật lên trên hết nhằm bảo vệ lẽ phải và công lí.
- Truyện trinh thám có những chi tiết thể hiện sự bí ẩn, li kì của vụ án và những bất ngờ của cuộc điều tra. Những chi tiết về khung cảnh, không gian, thời gian xảy ra sự việc; chân dung, cử chỉ, hành động, lời nói,... của nhân vật thường có dấu hiệu của bằng chứng hoặc manh mối quan trọng trong quá trình điều tra.
- Ngôi kể:
3. Câu đơn và câu ghép, các kiểu câu ghép và phương tiện nối các vế câu ghép
- Khái niệm:
- Ví dụ:
+ Câu đơn: Chiều nay, thời tiết Hà Nội chợt trở lạnh.
+ Câu ghép: Mây đen từ đâu kéo về từng cơn, gió cũng bắt đầu giật mạnh.
- Căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của từ ngữ làm phương tiện nối các vế câu, có thể chia câu ghép thành hai loại: Câu ghép có từ ngữ nối các vế câu và câu ghép không có từ ngữ nối các vế câu.
- Căn cứ vào quan hệ giữa các vế câu, có thể chia câu ghép thành hai loại: Câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
- Ví dụ:
+ Câu ghép đẳng lập: Mùa xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc.
+ Câu ghép chính phụ: Vì trời mưa to nên tôi buộc phải làm ở nhà.
- Từ ngữ nối các vế của câu ghép có thể là kết từ (và, nhưng, hay,...) hoặc các cặp từ hô ứng (... vừa ... vừa ..., ... bao nhiêu ... bấy nhiêu,...). Mỗi từ ngữ nối đều thể hiện tường minh một quan hệ nghĩa nhất định giữa các vế câu.
4. Lựa chọn câu đơn hoặc câu ghép
Trong hoạt động giao tiếp, tuỳ thuộc vào mục đích, kiểu loại văn bản, ngữ cảnh và nội dung cần biểu đạt mà người nói (người viết) lựa chọn câu đơn hay câu ghép cho phù hợp.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây