Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tri thức Ngữ văn SVIP
TRI THỨC NGỮ VĂN
(Nội dung và hình thức của văn bản văn học)
- Nội dung và hình thức là hai phương diện không tách rời nhau của văn bản văn học.
Mời trầu
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi
(Hồ Xuân Hương)
- Sự thống nhất giữa hình thức và nội dung tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm văn học.
- Theo Belinsky: “Khi hình thức là sự biểu hiện của nội dung, nó gắn với nội dung ấy mật thiết đến nỗi tách khỏi nội dung nghĩa là thủ tiêu chính nội dung và ngược lại: tách khỏi hình thức nghĩa là thủ tiêu hình thức”. (Dẫn theo Từ điển Văn học (bộ mới), Lại Nguyên Ân, NXB Thế giới, 2004).
- Vai trò của hình thức trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của văn bản văn học: Các yếu tố thuộc nội dung trong văn bản văn học đều phải được thể hiện qua các yếu tố hình thức của tác phẩm và ngược lại, mọi yếu tố hình thức đều phải phù hợp, góp phần thể hiện nội dung.
Ví dụ:
+ Tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên (yếu tố nội dung) thể hiện qua cách miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động, ý nghĩ, lời nói, cách cư xử,... (các yếu tố hình thức) của nhân vật trong văn bản Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu).
+ Cảm hứng ngợi ca tình mẫu tử bình dị mà thiêng liêng trong bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) được thể hiện qua hàng loạt yếu tố hình thức nghệ thuật như cách dùng từ ngữ, hình ảnh, thể thơ, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây