Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tri thức Ngữ văn SVIP
TRI THỨC NGỮ VĂN
a. Đôi nét về lịch sử văn học Việt Nam
– Văn học Việt Nam có lịch sử lâu đời, gồm văn học dân gian (sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng) và văn học viết.
+ Văn học dân gian Việt Nam rất đa dạng về thể loại, từ các thể tự sự (thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn,...), trữ tình (ca dao, dân ca) đến các thể lời nói dân gian (tục ngữ, câu đố,...),...
+ Văn học viết Việt Nam gồm ba bộ phận: văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và văn học chữ Quốc ngữ (từ đầu thế kỉ XX đến nay). Cả ba bộ phận văn học này, tuỳ theo bối cảnh lịch sử xã hội và hoàn cảnh sáng tác mà thiên về nội dung yêu nước, tự hào dân tộc (ví dụ: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ,...) hoặc thiên về nội dung nhân đạo: thể hiện lòng yêu thương, bênh vực, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người (ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều,...).
– Trong bộ phận văn học chữ Hán, các thể loại tự sự, gồm cả các thể truyện, đều được viết bằng văn xuôi (ví dụ: Thánh Tông di thảo tương truyền của vua Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái,...). Trong bộ phận văn học chữ Nôm, thơ trữ tình và các thể truyện đều được viết bằng văn vần (thơ lục bát hoặc một vài thể thơ khác).
– Điều khác biệt đáng lưu ý giữa văn học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm với văn học viết bằng chữ Quốc ngữ là trong khi văn học chữ Hán, chữ Nôm coi trọng tính quy phạm, vẻ đẹp mực thước, cao nhã, ưa chuộng sử dụng các điển tích, điển cố,... thì văn học chữ Quốc ngữ lại thường đề cao cái đẹp độc đáo, muôn màu muôn vẻ và tinh thần tự do trong sáng tạo của các nhà thơ, nhà văn.
b. Truyện thơ Nôm
– Xét theo thể thơ, truyện thơ Nôm chủ yếu được viết theo thể thơ lục bát. Xét về ngôn ngữ và đặc điểm nghệ thuật, truyện thơ Nôm được phân loại thành truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học. Xét theo tác giả, truyện thơ Nôm được phân loại thành truyện thơ Nôm khuyết danh và truyện thơ Nôm hữu danh.
– Cốt truyện của truyện thơ Nôm thường theo một trong hai mô hình: gặp gỡ (hội ngộ) – tai biến (lưu lạc) – đoàn tụ (đoàn viên), ví dụ như Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên,... hoặc mô hình nhân – quả (ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ), ví dụ như Quan Âm Thị Kính, Thạch Sanh,...
– Nhân vật của truyện thơ Nôm thường chia thành hai tuyến: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái đẹp, tiến bộ) và nhân vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, bảo thủ). Nhân vật chính thường được xây dựng theo khuôn mẫu như: chàng trai tài giỏi, nghĩa khí; cô gái xinh đẹp, nết na,... Bên cạnh nhân vật là con người, trong các truyện thơ Nôm mô phỏng truyện cổ tích thần kì còn có những nhân vật kì ảo như đồ vật hay loài vật thần kì. Đặc điểm, tính cách của nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ (lời thoại), tâm trạng, cảm xúc,...
– Lời thoại là lời của nhân vật, gồm đối thoại (lời của các nhân vật nói với nhau) và độc thoại (thường là những lời thoại bộc lộ tâm trạng, cảm xúc, còn gọi “độc thoại nội tâm”). Trừ một số ít truyện thơ Nôm như Truyện Kiều của Nguyễn Du có lời của nhân vật gồm cả đối thoại và độc thoại, trong các truyện thơ Nôm nói chung, lời của nhân vật phần lớn là đối thoại.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây