Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tri thức Ngữ văn SVIP
TRI THỨC NGỮ VĂN
a. Văn bản văn học
– Văn bản văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn và là đơn vị độc lập cơ bản của văn học.
– Văn bản văn học có thể tồn tại dưới dạng truyền miệng hoặc dưới dạng viết (văn tự) với quy mô có thể chỉ là một câu, vài dòng (tục ngữ, ca dao,...) đến hàng vạn câu, hàng ngàn trang (sử thi, tiểu thuyết,...).
– Về cấu trúc, văn bản văn học là một hệ thống phức tạp gồm hàng loạt yếu tố thuộc các bình diện khác nhau của nội dung (nhân vật, chủ đề, cảm hứng chủ đạo,…) và hình thức (từ ngữ, hình ảnh, thể loại, các biện pháp tu từ,…).
– Văn bản văn học: Lời của cây (Hữu Thung), Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến), Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e),…
b. Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học
Bạn đến chơi nhà
Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.
(Nguyễn Khuyến)
Như vậy:
Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học là cách tổ chức, kết nối mọi yếu tố (bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ, vần, nhịp,...) nhằm tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm.
c. Kết cấu của bài thơ
--> Tất cả những yếu tố trên đều thuộc về kết cấu của bài thơ, sự gắn bó chặt chẽ giữa các yếu tố, góp phần thể hiện một cách tốt nhất chủ đề của văn bản.
Như vậy:
Kết cấu của bài thơ là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về nội dung và hình thức của bài thơ, tạo ra tính toàn vẹn và thể hiện một cách tốt nhất chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Kết cấu của bài thơ được biểu hiện ở mọi phương diện tổ chức của tác phẩm: (1) sự chọn lựa thể thơ; (2) sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định (bố cục); (3) sự triển khai mạch cảm xúc; (4) sự phối hợp của vần, nhịp, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ,...
d. Ngôn ngữ thơ
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.
(Xuân Diệu, Nhị hồ)
Nét đặc sắc của hai dòng thơ:
– Cách gieo vần chân (trời/vơi).
– Sử dụng toàn thanh bằng trong cả hai dòng thơ.
--> Gợi lên âm thanh tiếng đàn bay bổng, mênh mang, đồng thời thể hiện cảm giác chơi vơi, phiêu bồng của tác giả.
--> Nội dung của một bài thơ được thể hiện qua ý nghĩa của từ ngữ và âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ.
Như vậy:
Ngôn ngữ thơ có đặc điểm là hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gợi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt: có vần, nhịp, thanh điệu, đối,... Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được thể hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn được thể hiện qua âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ, những yếu tố ấy góp phần làm tăng thêm hàm nghĩa cho bài thơ. Những đặc điểm trên khiến cho bài thơ dễ dàng tác động trực tiếp đến cảm xúc của người đọc và khắc sâu trong tâm trí họ.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây