Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tri thức ngữ văn SVIP
TRI THỨC NGỮ VĂN
1. Luận đề, luận điểm trong văn bản nghị luận
a. Luận đề
- Mỗi văn bản nghị luận thường chỉ có một luận đề. Luận đề có thể được nêu rõ ở nhan đề, ở một số câu hoặc có thể được khái quát từ toàn bộ nội dung của văn bản.
- Luận đề trong văn bản nghị luận xã hội là hiện tượng hay vấn đề của đời sống được nêu để bàn luận.
* Ví dụ:
+ Có những văn bản nghị luận, luận đề được hiển thị ngay ở nhan đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh); Sức sống của con người Việt Nam qua ca dao (Nguyễn Đình Thi);…
+ Có những văn bản nghị luận, luận đề chưa được bộc lộ ở nhan đề: Xem người ta kìa! (Lạc Thanh) là ý nghĩa của sự gần gũi và khác biệt giữa mọi người; Hãy cầm lấy và đọc (Huỳnh Như Phương) là sự cần thiết của việc đọc sách;…
b. Luận điểm
- Mỗi luận điểm thường được triển khai trong một đoạn văn. Muốn nhận diện được luận điểm cần chú ý đến câu chủ đề của đoạn.
* Ví dụ:
+ Trong Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), đoạn từ "Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc" đến “sao cho khỏi để tai vạ về sau” triển khai một luận điểm. Có thể diễn đạt luận điểm đó là "Nguy cơ đất nước khi có giặc".
+ Trong Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh), câu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.” là câu chủ đề của đoạn mở đầu, đồng thời đó cũng là luận điểm đầu tiên của bài.
2. Mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận
Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng là những yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong văn bản nghị luận. Mối liên hệ này có tính tầng bậc. Bậc 1 là luận đề, bậc 2 là luận điểm, bậc 3 là lí lẽ và bằng chứng. Có thể hình dung mối liên hệ này qua sơ đồ sau:
Mối quan hệ này có tính hai chiều, quy định lẫn nhau. Ở chiều thứ nhất, từ luận đề, người viết triển khai thành các luận điểm. Mỗi luận điểm muốn có sức thuyết phục, cần được làm rõ bằng các lí lẽ và mỗi lí lẽ cần được chứng minh bằng các bằng chứng cụ thể. Ở chiều ngược lại, lí lẽ và bằng chứng có tác dụng làm rõ luận điểm, các luận điểm cùng góp phần làm sáng tỏ luận đề của bài.
3. Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp
Diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp là các kiểu đoạn văn được phân biệt dựa vào cách thức tổ chức, triển khai nội dung. Việc phân biệt các kiểu đoạn văn này liên quan đến câu chủ đề, tức là câu thể hiện nội dung bao quát của đoạn văn.
a. Đoạn văn diễn dịch: Đoạn văn có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp theo triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ chủ đề của đoạn văn.
b. Đoạn văn quy nạp: Đoạn văn triển khai nội dung cụ thể trước, từ đó mới khái quát nội dung chung, được thể hiện bằng câu chủ đề ở cuối đoạn văn.
c. Đoạn văn song song: Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung khác nhau, nhưng cùng hướng tới một chủ đề.
d. Đoạn văn phối hợp: Đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp, có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.
--> Trong các kiểu đoạn văn trên, đoạn văn diễn dịch, quy nạp, phối hợp được sử dụng thường xuyên trong văn bản nghị luận bởi chúng rất phù hợp với việc trình bày lập luận. Đoạn văn song song có thể gặp ở tất cả các loại văn bản.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây