Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trên những chặng đường hành quân... (Phần 1) SVIP
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Văn Thạc sinh ngày 14 tháng 10 năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội, là con thứ 10 trong 14 anh em của một gia đình thợ thủ công. Cha mẹ có xưởng dệt nhỏ, thuê người dệt áo len và áo sợi. Khi Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, cha mẹ anh phải bán rẻ hết nhà cửa, xưởng máy, để sơ tán về quê tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Hợp tác xã không có việc làm, nhà lại đông con nên tài sản gia đình nhanh chóng khánh kiệt.
- Nhà nghèo nên Thạc vừa đi học, vừa phải đi làm thêm giúp đỡ bố mẹ nuôi sống gia đình. Bù lại, Thạc học rất giỏi. Suốt 10 năm học phổ thông, anh đều đạt loại A1 (giỏi toàn diện).
- Trong những năm học phổ thông, anh đã có nhiều tác phẩm văn, thơ được đăng trên các báo, được tuyển chọn in thành sách cùng với các tác phẩm của các tác giả thanh thiếu nhi khác như Trần Đăng Khoa, Hoàng Nhuận Cầm,...
- Giữa năm 1971, Quân đội Nhân dân Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho những cuộc tổng tấn công trong năm 1972 tại các chiến trường Quảng Trị, Bắc Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ (Bình Long, Bình Phước), trong đó hướng chủ yếu là Quảng Trị. Ngày 6 tháng 9 năm 1971, cùng với 21 sinh viên của K15 Toán - Cơ (Đại học Tổng hợp) và nhiều sinh viên khác, anh gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Sau 6 tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972, anh bắt đầu hành quân vào chiến trường. Anh viết cuốn nhật kí Chuyện đời từ ngày 2 tháng 10 năm 1971 đến ngày 3 tháng 6 năm 1972; trước khi hành quân vào chiến trường Quảng Trị, anh đã gửi cuốn nhật kí cùng nhiều lá thư về cho anh trai từ ngã ba Đồng Lộc. Hai tháng sau, ngày 30 tháng 7 năm 1972, anh đã hi sinh tại chiến trường Quảng Trị.
2. Tác phẩm
- Thể loại:
- Xuất xứ: được trích từ tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi. Tác phẩm này ghi chép về cuộc sống của người lính binh nhì với rất nhiều gian khổ nhưng ngời sáng lí tưởng, tràn đầy ước mơ, hoài bão và tình yêu thiết tha đối với Tổ quốc, quê hương, gia đình, bè bạn,..., trong thời kì dân tộc ta kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đấu tranh thống nhất đất nước.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Tính phi hư cấu, sự kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ, đánh giá của người viết, thủ pháp nghệ thuật
a. Một số chi tiết xác thực
- Địa danh: Ga Quán Hành, Thành phố Vinh, Nghi Lộc, Nghệ An,...
- Thời gian: 2/1/1971, 10/4/1972.
- Con người:
- Sự kiện: Người lính ở trọ đúng vào nhà thầy dạy Toán của mình ở Đại học. Trước khi vào chiến trường, đoàn tàu đi qua Cửa Nam, những người lính vội vã thả thư xuống đường nhờ chuyển về gia đình, vẫy chào tạm biệt người dân Hà Nội đứng bên đường.
-> Tác dụng:
=> Văn bản không sử dụng yếu tố hư cấu, mọi sự việc, con người đều được ghi chép lại hết sức chân thực, kèm với địa danh có thực, ngày, tháng xác định. Nhật kí được viết là do nhu cầu ghi chép lại những sự việc vừa xảy ra, hoặc xảy ra chưa lâu với mục đích ban đầu chỉ viết cho riêng mình, vì thế, nhìn chung, hư cấu là không cần thiết.
b. Thái độ, đánh giá của người viết
Qua các chi tiết hiện thực, người viết thể hiện tình cảm yêu thương quê hương, đất nước tha thiết; thể hiện những suy ngẫm sâu sắc về ý thức công dân, về lí tưởng sống.
c. Thủ pháp nghệ thuật
Văn bản có sử dụng một số biện pháp tu từ như:
- So sánh:
+ Buổi gác đầu tiên là đêm trăng sáng, là bài thơ, là một trang nhật kí...-> Hình ảnh buổi gác đầu tiên trở nên độc đáo, trữ tình. Trong tâm hồn của người lính trẻ, buổi gác đó chất chứa bao cảm xúc đẹp đẽ, điều đó cho thấy người lính yêu thiết tha công việc bảo vệ Tổ quốc của mình.
+ Những mái nhà nghiêng như mi mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành... -> Tăng tính tạo hình, đầy trìu mến, thân thương. Câu văn chan chứa tình cảm, dễ đi vào lòng người.
- Nhân hóa:
-> Hình ảnh vô tri trở nên có hồn, sinh động qua tiếng gọi của người lính trẻ.
- Điệp ngữ: ngủ yên, ngủ yên.
- Điệp ngữ kết hợp liệt kê: Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa... -> Tăng tính biểu cảm cho câu văn, cho thấy thiên nhiên đang chuyển động, báo hiệu mùa quả ngọt đang về.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây