Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tràng giang (Phần 2) SVIP
II. Đọc - tìm hiểu chi tiết
4. Nội dung trữ tình
4.3. Khổ 3
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
- Câu thơ “Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng” là một câu hỏi tu từ thể hiện cho sự trăn trở, suy nghiệm của chính chủ thể trữ tình về những kiếp người lênh đênh, nhỏ bé, bất lực trước sóng nước cuộc đời:
+ Hình ảnh ước lệ “bèo” để diễn tả thân phận, kiếp người nhỏ bé phiêu dạt, chìm nổi.
+ Cụm từ nghi vấn “về đâu” gợi cái bơ vơ, lạc loài, mất phương hướng.
- Không cầu, không đò tức là không có sự giao lưu kết nối đôi bờ. Tiếp nối với ý của khổ thơ trước đó, cho thấy niềm khát khao giao cảm, yêu thương với nhân loại hiện hữu trong con người cô đơn. Tất cả chỉ còn lại thiên nhiên nối tiếp với thiên nhiên, thiên nhiên làm bạn với thiên nhiên, không có hình bóng của con người.
4.4. Khổ 4
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
+ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc: động từ “đùn” thể hiện sự vận động nội lực của tự nhiên. Nghệ thuật đảo ngữ cùng hình ảnh thanh lệ khiến ta cảm thấy sức sống tự nhiên đang trào dâng một cách kín đáo trong bức tranh thủy mặc có vẻ ngoài cô tịch, đượm buồn.
+ Hình ảnh cánh chim cô lẻ trong bóng chiều tà vốn là hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ để nói về hoàng hôn và cảnh nghỉ ngơi đoàn tụ, nhưng ở tác phẩm dường như có những ý nghĩa nghệ thuật đột phá hơn khi tác giả dụng công đặt dấu “:” vào giữa câu thơ - một cánh chim nhỏ đã đỡ cả bóng chiều buông hay bóng chiều ấy đã tăng thêm sức nặng trên đôi cánh của chú chim lạc lõng kia? Đó là những nỗ lực của Huy Cận trong việc hữu hình hóa những điều trừu tượng, tạo ra sự độc đáo trong liên tưởng các hình ảnh mang tính tượng trưng.
→ Tăng thêm nỗi cô quạnh, đơn độc, nhưng le lói một cảm thức về sự mạnh mẽ, kiên cường của con người khi tồn tại.
- Tâm trạng nhớ nhung của con người được bộc lộ trực tiếp: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Câu thơ mang âm hưởng Đường thi nhưng hiện đại. Trong thơ xưa, thiên nhiên gợi ra nỗi buồn. Còn ở Huy Cận không cần nhờ đến thiên nhiên, tạo vật mà nó tiềm ẩn và bột phát trực tiếp từ chính chủ thể trữ tình:
+ Từ “dợn dợn” là từ láy do Huy Cận sáng tạo, nó mang nét mộc mạc, gần gũi trong cách nói, cũng như sự khó tỏ bày những tình cảm tha thiết trong lòng.
+ Những ưu tư trăn trở về cuộc sống hòa nhịp với tình cảm tha thiết đối với con người và quê hương, đó là nét hiện đại trong tứ thơ của bài.
→ Đằng sau nỗi buồn, nỗi sầu trước không gian và vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kín.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Bức tranh thiên nhiên sông nước mênh mang, rộng lớn nhưng hiu quạnh, cô liêu, ảo não, mang đậm hơi thở cổ điển. Từ đó thể hiện tình cảm gắn bó, giao hòa với thiên nhiên, cuộc đời.
- Con người cô đơn, nhỏ bé, mang trong mình nỗi ưu sầu, chiêm nghiệm trước thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn.
- Lòng yêu nước thầm kín của một trí thức trẻ lạc lõng trước cuộc đời.
2. Nghệ thuật
- Sự hòa trộn sắc thái cổ điển và hiện đại.
- Sử dụng các hình ảnh mang tính tượng trưng, giàu ý nghĩa.
- Nghệ thuật đối, điệp, hệ thống từ láy phong phú, gợi tả, gợi cảm.
- Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây