Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trắc nghiệm SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương.
(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)
Đọc đoạn thơ trong bài đọc và trả lời các câu hỏi.
Câu đặc biệt “Quê hương tôi!” có tác dụng gì?
Câu nào dưới đây chứa biện pháp tu từ so sánh?
Xét trong văn bản trên, cặp từ nào sau đây đồng nghĩa?
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
Điệp cấu trúc “Tôi sẽ...” khẳng định điều gì?
Từ nào dưới đây là từ ghép đẳng lập? (Chọn hai đáp án)
Em hiểu thế nào là “Tình Bắc Nam chung chảy một dòng”?
Hơn 10 năm dạy chữ Nôm - Dao cho con em dân tộc mình, cụ Bàn Văn Thân ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã dạy cho trên 100 người. Điều đặc biệt là cả người dạy và người học đều tự nguyện nhằm giữ bản sắc văn hóa. Song ở tuổi 80, cụ lo lắng: Văn hóa dân tộc bị mai một, nhiều nhất lại là chữ “đức”. Một chữ thôi nhưng chứa đựng bao điều răn tốt đẹp của cha ông. Vậy nhưng ngày càng nhiều người không thích học hoặc không kiên trì được. Có lớp lúc đầu 130 người nhưng chỉ còn 30 người theo đến cùng. Bây giờ, không ít người đạo đức xuống cấp đáng lo ngại, cờ bạc, đánh nhau..., chỉ quan tâm kiếm tiền, thậm chí bất chấp mọi cách và cho rằng học cái khác mới làm quan, ra tiền, chứ học chữ dân tộc chỉ mất thời gian!
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) sau nhiều năm miệt mài tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân tộc Mường cũng trăn trở về sự mai một giá trị văn hóa. Trẻ con không biết nói tiếng mẹ đẻ, không biết đánh chiêng, xa lạ với mo Mường, không biết và không thích mặc trang phục dân tộc, những làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian... của dân tộc mình. Nhiều thanh niên đi công nhân xa, nơi đó lại không có điều kiện, môi trường văn hóa.
(Theo báo Tuổi trẻ)
Đọc văn bản trong bài đọc và trả lời các câu hỏi.
Câu sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
Trẻ con không biết nói tiếng mẹ đẻ, không biết đánh chiêng, xa lạ với mo Mường, không biết và không thích mặc trang phục dân tộc, những làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian... của dân tộc mình.
Qua văn bản trên, tác giả bộc lộ nỗi lo lắng về
Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?
Hơn 10 năm dạy chữ Nôm - Dao cho con em dân tộc mình, cụ Bàn Văn Thân ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã dạy cho trên 100 người.
Em rút ra bài học gì từ văn bản trên?
Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?
Hơn 10 năm dạy chữ Nôm - Dao cho con em dân tộc mình, cụ Bàn Văn Thân ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã dạy cho trên 100 người.
Mẹ cho con thật là nhiều
Hoa thơm, trái ngọt, lẽ điều phải hay
Suốt cuộc đời Mẹ dang tay
Đón đàn con nhỏ đêm ngày chờ mong.
Vẫn là dòng giống Lạc Long
Mẹ Âu Cơ mãi là vòng tay êm
Canh khuya bóng Mẹ bên thềm
Lời ru, câu ví con thêm lớn dần
Trưởng thành - con vẫn rất cần
Mẹ bên con mãi - là xuân cho đời
Ngày của Mẹ - con dâng lời
Công ơn của Mẹ trọn đời con ghi.
(Công ơn của mẹ, Xuân Miền)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.
Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Hình ảnh trung tâm của đoạn trích trên là
Từ "Mẹ" vì sao được viết hoa?