Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Trắc nghiệm SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Vẻ đẹp của giản dị
(1) Giản dị có vẻ đẹp riêng của nó. Và quan niệm giản dị cần được hiểu một cách đúng đắn. Giản dị không đồng nghĩa với sơ sài. Vậy giản dị là thế nào?
(2) Giản dị là không cầu kì, không chạy theo xu hướng xã hội mà là sự lựa chọn để đáp ứng vừa đủ nhu cầu của bản thân. Nói đến sự giản dị, điều tưởng chừng như rất giản đơn và bình thường ấy lại không dễ dàng thực hiện được trong thực tế. Ai cũng có thể giản dị từ cách ăn mặc, tác phong đến lời nói. Quần áo tuy chưa sang trọng nhưng phẳng phiu, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng - đó là vẻ đẹp giản dị trong cách ăn mặc. Đi đứng đàng hoàng, thư thái, ung dung - đó là vẻ đẹp giản dị về tác phong. Nói năng đúng nơi, đúng chỗ và đúng mực - đó là đức tính giản dị trong giao tiếp. Ăn uống lịch sự, nhã nhặn - đó là vẻ đẹp giản dị trong sinh hoạt hàng ngày.
(3) Giản dị là không suy nghĩ giản đơn nhưng cũng không cố phô trương hình thức, không làm qua loa đại khái và không khuếch đại tính cá nhân. Người chọn cho bản thân lối sống giản dị thường là người có hiểu biết, có năng lực thẩm mĩ. Thực tế cho thấy, đại đa số các vĩ nhân thường sống giản dị, trân trọng lối sống giản dị.
(4) Giản dị, nói thì dễ song thể hiện bằng hành động thật khó. Có người nhìn bề ngoài khá giản dị nhưng nói năng thì ba hoa chích choè. Có người lại thích thể hiện “cái tôi” của mình bằng cách “chơi trội” hơn người. Tóc nhuộm xanh đỏ, quần bó chặt, áo cũn cỡn, móng tay dài nhọn sơn đỏ chót,... Họ muốn mọi người xung quanh chú ý đến mình và nghĩ rằng điều đó thật tuyệt bởi là “mốt”, là “hiện đại”. […] Không chỉ có thế, một bộ phận thanh thiếu niên chưa làm ra tiền nhưng lại sa vào ăn chơi, đua đòi, tiêu xài lãng phí. Nếu chúng ta hành động như vậy trong khi đa số những người xung quanh mình đang sống giản dị, tiết kiệm thì không phù hợp với đạo đức truyền thống của người Việt Nam. Tất cả những biểu hiện đó trái ngược với lối sống giản dị.
(5) Mong các bạn thanh thiếu niên đừng vì quá ham muốn sự hào nhoáng giả tạo bên ngoài mà đánh mất vẻ đẹp giản dị trong tâm hồn và nhân cách của mình. Xã hội dù có hiện đại văn minh đến đâu thì sự giản dị trong cuộc sống vẫn mãi là vẻ đẹp cao quý của phẩm giá con người.
(Theo: Nguyễn Văn Hải, Báo Nhân dân, ngày 20/5/2000)
Đọc văn bản trong bài đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi sau.
Văn bản trên chủ yếu bàn về
Đoạn (1) có vai trò như thế nào trong văn bản?
Câu Quần áo tuy chưa sang trọng nhưng phẳng phiu sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng - đó là vẻ đẹp giản dị trong cách ăn mặc trong đoạn (2) có vai trò gì?
Đoạn (3) của văn bản nhằm mục đích gì?
Nội dung chính của đoạn (5) là gì? (Chọn hai đáp án)
Các dấu gạch ngang trong văn bản trên đều dùng để
Văn bản đã chỉ ra biểu hiện của lối sống giản dị trong bốn phương diện nào?
Dòng nào dưới đây toàn là từ láy.
Quan hệ từ “và” trong câu sau thể hiện quan hệ gì?
Giản dị có vẻ đẹp riêng của nó. Và quan niệm giản dị cần được hiểu một cách đúng đắn.
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người...
(Tố Hữu)
Đọc văn bản trong bài đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi sau.
Từ “nhớ” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?
Dòng nào bao gồm các từ đồng nghĩa?
Dòng thơ nào có chứa từ láy?
Vì sao từ “Người” trong đoạn thơ trên được viết hoa?
Câu “Người đi rừng núi trông theo bóng Người” sử dụng biện pháp tu từ gì?
Dòng nào dưới đây sai khi nói về đoạn thơ trên?
Phẩm chất, tính cách, đặc điểm nào của Bác Hồ không được nhắc tới trong đoạn thơ trên?